Người ta vẫn cứ bàn miên man về cái gọi là Bảo tồn phố cổ Hà Nội bấy lâu nay, với nhiều dự án và chuyên gia, nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy. Hết hội thảo này đến hội thảo khác, nhiều đến nỗi các nhà chuyên môn mới ớ ra rằng, quên tiếng nói của dân. Thậm chí cả đến các nhà quản lý cũng ít thấy có mặt, chưa xắn tay vào việc, họ đâu còn nghĩ tới sự đóng góp của đồng bào Thủ đô.
Với người dân trong khu phố cổ, (theo cách nghĩ của các nhà chuyên môn và quản lý), chỉ có mỗi việc ngồi nghe chỉ thị và di dời. Định bảo tồn địa chỉ nào!? Thì giải tỏa, đền bù và... đi. Thế thôi. Chính vì cái “thế thôi” ấy, mọi chuyện mới rối như canh hẹ, trong cơ chế thị trường mênh mông này. Dân không thông, chẳng muốn đi cũng không được nếu nhà nước đụng tới, nhưng chế độ chính sách ra sao, đền bù thế nào, đánh giá ra sao giữa nơi đi, nơi đến...? Tất cả vẫn còn là dấu hỏi to tướng. Vậy là còn lâu. Và đúng là còn lâu thật, tính từ năm 1994, nghĩa là 15 năm, sau chỉ thị của Bộ Chính trị về một số vấn đề quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội, trong đó có việc bảo tồn phố cổ, và cho dù đã có Ban quản lý phố cổ Hà Nội ra đời, mọi chuyện về phố cổ vẫn còn ở phía trước.
Vậy là 15 năm, các nhà chuyên môn chăm chỉ hội thảo; các nhà quản lý thì dỏng tai nghe chứ chẳng quyết đến đầu đến đũa; còn dân ở phố cổ thì chầu rìa mà... run.
Ngôi nhà số 87 phố Mã Mây. |
Có người dân thắc mắc, không biết các nhà quản lý định bảo tồn phố cổ như thế nào, theo cách nào, và sau đó sẽ phát huy ra sao và để làm gì? Lại có người nói, nếu chỉ tu bổ lại những cái vỏ nhà cổ không thôi thì họ cũng làm được rồi đấy, nhà số 87 Mã Mây chả đẹp à, chả tiêu biểu à, chả đại diện hay sao mà lại cứ nhè tất cả khu chúng tôi. Lại nữa, có người phân vân, sau khi đến nơi đền bù, họ sẽ tiếp tục hành nghề khảm bạc ra sao, nghề gia đình đã làm tới bốn đời rồi. Hay lại có người mách, các nhà quản lý cứ sang xem khu phố cổ ở Thượng Hải mà bắt chước, chả mê tít ấy chứ. Khách du lịch chỉ đến đấy chứ đến đâu... Vậy mới hay, nếu tham khảo ý của hơn 85.000 dân, ở trên 10 phường, thuộc khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm, thì cũng lắm điều hay và lại hợp lý giữa chính quyền và dân chúng.
Nhưng có lẽ điều quan trọng là xác định mục đích bảo tồn phố cổ trước hết, sau đó mới bàn đến chuyện phục chế, cải tạo, giữ gìn như thế nào, quy mô ra sao và có cần đến phương án đền bù giải tỏa cho dân hay không. Nhưng các nhà chuyên môn chưa xác định được mục đích thật sự và chưa được sự ủng hộ của người dân. Nếu tham khảo những khu phố cổ ở nước ngoài như Nhật Bản, Xin-ga-po, Thượng Hải (Trung Quốc)... mới hay, mục đích chính là bảo tồn phố cổ với phương án khai thác kinh tế du lịch. Cái hồn cốt văn hóa nghìn năm được lưu giữ và quảng bá qua du lịch được phát huy triệt để trong thị trường muôn mặt. Những nền nếp xưa, từ thời trang đến nghệ thuật giao tiếp trong ngôn ngữ, ứng xử trong tôn ti trật tự xã hội luôn luôn là thế mạnh trong tiếp thị và thu hút khách du lịch, biến họ thành người mua hàng dễ tính nhất.
Với khu phố cổ Hà Nội, nếu bảo tồn theo cách làm trên của các nước, nghĩa là kết hợp chùm ba ý tưởng: Văn hóa-du lịch-kinh tế, thì có lẽ hợp lý hơn cả. Bởi khi ấy, các nhà quản lý bàn với người dân, xác định được nên bảo tồn, tôn tạo, hoặc xây dựng ở phạm vi nào, diện tích bao nhiêu thì đạt hiệu quả cao nhất cho mục đích chính. Và lực lượng làm nên chất lượng của nền Văn hóa-Du lịch-Kinh tế này, không ai khác chính là người dân đang sinh sống tại đó. Ở đây, vai trò của nhà nước là tạo điều kiện cho sự vận hành đó, quản lý nó, điều tiết cho phù hợp từng giai đoạn, từng đối tượng, từng mặt hàng của khu phố nghề, và quy chế kinh doanh. Có lẽ, sau đó phải chăng mới cần đến bàn tay các nhà chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản và các nhà kinh tế. Bởi lẽ khi xác định được mục đích như vậy, ta có thể xây mới hoàn toàn theo mẫu, dãy phố nhà cổ, chợ cổ, thời trang cổ, họa tiết và trang trí theo mẫu cổ... Khi đó các nhà cổ thật sự có tuổi thọ hàng trăm năm, hoặc các di sản cổ, chỉ cần tu bổ giữ nguyên trạng, tạo nên địa chỉ văn hóa, như ngôi nhà ở 87 Mã Mây hiện nay chẳng hạn. Có làm được như thế, cái hồn cốt của một nền "văn hóa kẻ chợ Thăng Long" mới được lưu giữ, như nếp sống, phố nghề, phường hội, cách thức giao tiếp, buôn bán... Chúng sẽ trở nên hiện thực và sống động trong một môi sinh mới của thị trường du lịch.
Những điều này có trở nên hiện thực hay không còn lệ thuộc chính vào các nhà quản lý và chính quyền chứ không phải chỉ các nhà kiến trúc và bảo tồn luận bàn. Vậy nên, nhiều cuộc hội thảo mà lại vắng mặt các nhà quản lý và chính quyền thì thật là vô ích. Cách đây không lâu, có lần đồng chí Bí thư Thành ủy đã bày tỏ sự không hài lòng với lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, do chưa phát huy được tính chủ động của các cấp chính quyền cơ sở; chưa tạo được cơ chế gắn kết quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong khu phố cổ. Ông còn nhấn mạnh, phải làm sao để cộng đồng dân cư hiểu được rằng họ có thể sống bằng chính di sản phố cổ...
Nên chăng các cấp chính quyền hãy bàn ngay với dân trước hết về mục đích bảo tồn phố cổ, cách làm và phát huy nó chứ không nên chỉ xác định cho dân chỉ mỗi việc là nhận đền bù và di dời !? .
Theo Báo SKĐS
Diễn viên người Việt từng làm việc ở Hollywood khen ngợi “cô Pao” có tố chất một ngôi sao và chờ đợi được cộng tác với “cô Trúc” trong bộ phim "Cánh đồng bất tận".
(HBĐT) - Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc trong phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch, thời gian qua, Bản Văn, thị trấn Mai Châu đã có nhiều những hoạt động tích cực để khơi dậy tinh thần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển kinh tế xã hội.
Thăng Long - đất rồng bay - chính là biểu tượng kiêu hùng của đất nước Việt Nam. Chỉ còn gần 300 ngày nữa, Thăng Long - Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm tuổi, có lẽ vì thế mà những con người với tình yêu Hà Nội nồng nàn đã dâng tặng cho mảnh đất linh thiêng mà hào hoa này những cảm xúc đẹp nhất để tạo nên "bản tình ca" từ hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn mang tên "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" trong năm qua.
Trong cuộc gặp ngày 4/1 trước thềm Hội nghị, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn cho biết, tiếp thu những ý kiến từ phía báo chí, Ban tổ chức đã bổ sung vào danh sách khách mời 11 đại diện Nhà xuất bản trong nước, các dịch giả trẻ và 50 sinh viên nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Việt Nam tham dự.
Đêm 4/1, hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đã đổ về đường Yersin, Đà Lạt để tham dự đêm hội rượu vang, khép lại Festival hoa Đà Lạt 2010.
Thu phí từ 100.000 đến 600.000 đồng một giấy chứng nhận song Cục Bản quyền tác giả không chịu trách nhiệm thẩm tra và cũng không chịu trách nhiệm đăng công báo. Chỉ khi có tranh chấp, Cục Bản quyền tác giả mới xem xét lại