Tối 8-1, tại Hà Nội Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 29. Ðồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, cùng đại diện các cơ quan hữu quan đã đến dự.

Với hơn 700 tác phẩm của 88 đơn vị sản xuất chương trình truyền hình trong cả nước  dự thi đã phản ánh một cách sống động những vấn đề mang "hơi thở" của cuộc sống đương đại, định hướng dư luận và nâng cao ý thức và thay đổi hành động của mỗi người dân. Trong suốt những ngày diễn ra liên hoan, bên cạnh các hoạt động giao lưu, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ còn là cơ hội để mở ra cách làm mới. Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 29, đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được các đơn vị nhiệt liệt hưởng ứng và đầu tư nhiều công sức biểu hiện sự công phu từ khâu lựa chọn nhân vật, kịch bản và cách thể hiện...


Ban tổ chức đã trao Huy chương vàng cho các tác phẩm xuất sắc nhất trong số hơn 700 tác phẩm tham dự:


Về tin: Ðảng viên "bốn cùng" (Ðài PT-TH Quảng Bình); Huyền thoại Cơ Tu và Ðường cày hợp tác (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Ðà Nẵng); Hành trình vượt lên số phận (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Huế); Hơn cả nỗi đau vùng lũ (Trung tâm TH Việt Nam tại Phú Yên); Bản  quyền - bài toán khó giải (Ðài PT-TH TP Hồ Chí Minh); Máy cày không cày (Ðài PT-TH Quảng Trị).


Về phóng sự ngắn: Nhà sư đảng viên (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh); Ánh sáng từ viên gạch hồng (Ðài PT-TH Hải Phòng); Ấn tượng tình thương (Ðài PT-TH Cà Mau); Giọt nước Trường Sa (Ðài PT-TH Khánh Hòa).


Về thể loại thiếu nhi: Ký ức tuổi thơ; Chuyện cổ Loa Thành.


Về Chương trình khoa giáo:  Khèn Mông (Ban TH Tiếng dân tộc Ðài TH Việt Nam); Sốt xuất huyết, dịch nguy hiểm (Ban Khoa giáo Ðài TH Việt Nam).


Về phim truyện truyền hình: Tấm bản đồ số phận (Ðiện ảnh Chiều thứ bảy); Bước nhảy Xì-tin (Trung tâm sản xuất phim Truyền hình, Ðài Truyền hình Việt Nam); Âm tính (Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh).


Về Trò chơi truyền hình: Hà Nội 36 phố phường, Hà Nội Mùa Ðông năm 46 (Công ty Cổ phần Truyền thông Hà Nội); Giá trị của yêu thương  (Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh).


Về sân khấu: Vở cải lương Mùa xuân bất tận (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh); Hồ Chí Minh - Ký ức màu đỏ (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Huế); vở cải lương Rời đô (Ðài TH TP Hồ Chí Minh).


Về chương trình ca - múa - nhạc - thơ: Nỗi nhớ Hà Nội (Trung tâm TH Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh); Ði tìm lời ru nữ thần mặt trời (Ðài PT-TH Ðác Lắc); Nhịp phố  (Ban Văn nghệ Ðài TH Việt Nam).


Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các huy chương vàng cho thể phóng sự dài; phim tài liệu; giao lưu - đối thoại - tọa đàm và chương trình truyền hình tiếng dân tộc.


                                                                                              Theo ND

Các tin khác

Khu dân cư xóm Mới, xã Tuân Đạo(Lạc Sơn) vui ngày hội.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xuất khẩu văn học Việt: Còn nhiều khó khăn

Phải thành lập quỹ dịch thuật có sự tài trợ của Nhà nước để tài trợ cho những dự án dịch sách trong điều kiện Việt Nam chưa thực sự là một nền văn học hấp dẫn độc giả thế giới

Dư âm kém vui từ Festival hoa Đà Lạt 2010

Festival hoa Đà Lạt 2010 đã khép lại nhưng dư âm về một vài chương trình trong khuôn khổ festival hứa hẹn ấn tượng đã không được trọn vẹn.

Gặp gỡ nhà văn trẻ VN và quốc tế: Chưa trẻ!

Đó là ấn tượng chung của buổi sáng hội thảo Gặp gỡ nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới

Văn học Việt Nam: vẫn loay hoay “chọn gì để quảng bá”

Bốn cuộc hội thảo chuyên đề về “Văn học cổ VN”, “Văn học VN hiện đại”, “Thơ VN” và “Gặp gỡ các nhà văn trẻ” diễn ra tại bốn địa điểm khác nhau đã khiến không một ai có thể tham dự được tất cả các cuộc trao đổi trong ngày thứ hai của hội nghị (6-1).

Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Đừng để người dân đứng ngoài cuộc

Người ta vẫn cứ bàn miên man về cái gọi là Bảo tồn phố cổ Hà Nội bấy lâu nay, với nhiều dự án và chuyên gia, nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy. Hết hội thảo này đến hội thảo khác, nhiều đến nỗi các nhà chuyên môn mới ớ ra rằng, quên tiếng nói của dân. Thậm chí cả đến các nhà quản lý cũng ít thấy có mặt, chưa xắn tay vào việc, họ đâu còn nghĩ tới sự đóng góp của đồng bào Thủ đô.

Dư âm kém vui từ Festival hoa Đà Lạt 2010

Festival hoa Đà Lạt 2010 đã khép lại nhưng dư âm về một vài chương trình trong khuôn khổ festival hứa hẹn ấn tượng đã không được trọn vẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục