Mai Vàng có được hình hài sắc vóc như bây giờ là công lao đóng góp rất lớn từ bạn đọc, nghệ sĩ, đồng nghiệp, những tổ chức, cá nhân quan tâm vì không có họ sẽ không có Giải Mai Vàng 15 năm.
Nếu tính cả 4 năm diễn ra giải thưởng tiền thân trước đó (Giải thưởng Bình chọn văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm) thì Giải Mai Vàng, do Báo Người Lao Động tổ chức, đến nay đã tròn 19 năm, một khoảng thời gian đủ để một đứa bé sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Năm trước, một đồng nghiệp ở Đài PT-TH Hà Nội khi vào dự lễ trao Giải Mai Vàng 2008 tại TPHCM, hỏi tôi: Giải Mai Vàng đã tổ chức đến lần thứ 14 rồi thế mà ở Hà Nội chúng tôi mới biết đến một, hai năm nay. Để giải thích tường tận cho bạn đồng nghiệp hiểu về giải thưởng này, tôi phải kể một câu chuyện dài...
Từ lễ trao giải tại sân sau cơ quan
Năm 1991, lúc ấy Báo Người Lao Động chỉ xuất bản 2 số mỗi tuần, ông Phan Hồng Chiến, Tổng Biên tập của báo lúc đó, muốn có những hoạt động sau mặt báo để quảng bá thương hiệu tờ báo và cũng muốn thu hút được lực lượng văn nghệ sĩ đến gần hơn với tờ báo.
Trưởng phòng Văn hóa - Nghệ thuật của báo lúc đó là nhà báo - nhạc sĩ Vũ Hoàng đã đề xuất tổ chức Giải thưởng Bình chọn văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm dành cho bạn đọc của báo. Ban Biên tập đồng ý và giải thưởng ấy đã được tổ chức vào những tháng cuối năm 1991.
Ngày ấy cách thức tổ chức cũng hết sức đơn giản. Kết quả bình chọn lúc ấy chỉ đăng báo mà không tổ chức lễ trao giải như sau này.
Ba năm liên tiếp sau đó, báo cố gắng duy trì giải thưởng này vì mỗi năm lượng bạn đọc tham gia càng tăng.
Cũng cần nói thêm là vào thời điểm này, một vài cơ quan ngôn luận cũng tổ chức những giải thưởng văn hóa nghệ thuật tương tự dành cho bạn đọc bình chọn, nhưng sau đó dần dần mất đi.
Lễ trao Giải thưởng Bình chọn văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm lần đầu tổ chức là năm 1992, ngay tại sân sau cơ quan Báo Người Lao Động, ở số 127 Võ Văn Tần, quận 3, với sức chứa (khán giả chen chúc nhau) khoảng 500 người. Đây là buổi lễ trao giải ấn tượng nhất đối với NSƯT Thành Lộc (đoạt giải Nam diễn viên kịch nói năm đó) nên sau này, khi nói về Giải Mai Vàng anh không bao giờ quên nhắc lại kỷ niệm thân thương, đáng nhớ này.
Ý nghĩa của một tên gọi
Thấy “ăn nên làm ra” và muốn phát triển lâu dài, Ban Biên tập Báo Người Lao Động lúc đó là ông Phan Hồng Chiến và bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Phó Tổng Biên tập, cùng anh em Phòng Văn hóa Nghệ thuật bàn nhau nên đặt cho giải thưởng này một cái tên. Và Giải Mai Vàng đã ra đời từ năm 1995.
Sau này, nhiều người quan tâm đến Giải Mai Vàng, gặp chúng tôi thường hay khen về cái tên Giải Mai Vàng và ý nghĩa của nó.
Người nghĩ ra tên Giải Mai Vàng không ai khác chính là nhạc sĩ Vũ Hoàng. Phải có tâm hồn nghệ sĩ như anh mới nghĩ ra cái tên lãng mạn và ý nghĩa như thế.
Mai Vàng ở đây không phải bông mai bằng vàng hay chất lượng vàng như các giải thưởng khác thường dùng. Mai Vàng là bông mai màu vàng, một loài hoa thanh cao chỉ nở vào mùa Xuân ở vùng đất phương
Bông mai vàng như mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi người, mọi nhà trong dịp Xuân về. Người nghệ sĩ được công chúng yêu thích được ví như bông mai vàng vậy. Họ đã nở hoa trong những tác phẩm nghệ thuật, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho công chúng. Cái tên Mai Vàng có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy!
Chung tay thay da, đổi thịt
Sinh ra đã khó, nuôi dưỡng sao cho Mai Vàng lớn lên từng ngày càng khó vạn lần. Ngẫm lại mới thấy, nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của toàn xã hội thì Báo Người Lao Động khó có thể nuôi dưỡng được giải thưởng này cho đến ngày hôm nay.
Các năm trước công tác tổ chức giải không quá tốn kém như bây giờ, do cách thức tổ chức còn mang tính chất quần chúng. Mỗi năm báo tổ chức bình chọn trên báo in, cuối năm tổng kết chọn ra nghệ sĩ đoạt giải, công bố lên báo, sau đó hẹn nhau ngày đẹp trời (thường là ngày giáp Tết Nguyên đán) đến Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên hay Công viên Văn hóa Đầm Sen để giao lưu, trao giải.
Tám năm trôi qua, Giải Mai Vàng vẫn được sự hỗ trợ tận tình của Đầm Sen và Suối Tiên trong việc tổ chức hoạt động giao lưu trao giải thường năm. Khán giả tham gia cũng lên đến 5.000 – 7.000 người. Dù vậy, tiếng vang đủ để giải đi xa thật sự chưa tạo dựng được.
Giải Mai Vàng cần một cuộc thay da đổi thịt. Đó là vào năm 2003. Muốn thay da đổi thịt thì Mai Vàng phải nâng hình thức tổ chức mang tính chuyên nghiệp và lễ trao giải phải được dàn dựng trên sân khấu chuyên nghiệp.
Nhưng làm như thế nào đây khi số tiền tổ chức một giải như vậy rất lớn. Rất may, có những người quan tâm đến Giải Mai Vàng muốn cùng chung tay giúp ban tổ chức làm một cuộc cải cách, để tạo đà cho Mai Vàng có bước phát triển mới.
Trung tâm Ca nhạc Lan Anh tài trợ sân khấu âm thanh ánh sáng, Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông giúp dàn dựng chương trình biểu diễn miễn phí, đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, nhạc sĩ Lê Quang, họa sĩ Lê Trường Tiếu - ê kíp thực hiện chương trình gần như không lấy thù lao, kể cả ca sĩ.
Mừng là bằng mối quan hệ của mình, đạo diễn Huỳnh Phúc Điền đã mời được một lực lượng nghệ sĩ trong và ngoài nước nhiều chưa từng có, kể cả những lần sau này, đến tham dự và biểu diễn trong chương trình. Lần đầu tiên Đài Truyền hình TPHCM trực tiếp truyền hình lễ trao Giải Mai Vàng phục vụ rộng rãi khán giả xem đài.
Chính thành công của Giải Mai Vàng 2003 đã tạo tiền đề cho Giải Mai Vàng phát triển lớn mạnh cả chất lượng và quy mô trong những năm sau đó.
Bây giờ, Giải Mai Vàng như một cô gái đang tuổi xuân thì, nhiều người quan tâm muốn ngắm nhìn, ngưỡng mộ. Để Mai Vàng có được hình hài, sắc vóc như bây giờ là công lao đóng góp rất lớn từ bạn đọc, nghệ sĩ, đồng nghiệp, những tổ chức, cá nhân quan tâm tài trợ, hỗ trợ... vì không có họ sẽ không có Giải Mai Vàng 15 năm.
Theo Báo NLĐ
Đột phá, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo tính ứng dụng là tiêu chí của cuộc thi "Hutech Designer 2009". Phần thưởng cho người đạt giải nhất là 30 triệu đồng.
“Viết kịch bản nào cũng có cái khó riêng của nó nhưng với kịch bản thoại cho lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 15 này, tôi có cảm giác khó hơn một tí”- đạo diễn, biên kịch Lê Hoàng chia sẻ
Sau những ngày làm việc với một chương trình phong phú và bổ ích, Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam khai mạc sáng 5-1 đã kết thúc vào tối 10-1-2010. Dù còn có một số ý kiến chung quanh công việc tổ chức thì vẫn phải khẳng định rằng, với sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan hữu quan, Hội nghị là sự khởi đầu mới của việc quảng bá văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện, Đề án xây dựng, cải tạo NVH xóm, bản, đến nay, hệ thống NVH đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình và là một trong những thiết chế văn hoá quan trọng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư; là nơi tuyên truyền trực tiếp các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới quần chúng nhân dân.
Chùm ảnh các sao "phiêu" tại sân vận động Mỹ Đình trong Đại nhạc hội chào mừng năm mới
Sau khi Lẵng hoa tình yêu mở đầu cho dòng phim sitcom (situation comedy- hài kịch tình huống), cũng là bộ phim được Việt hóa từ kịch bản của nước ngoài, đến nay đã có ào ạt hàng trăm tập phim tương tự “ra lò”. Quả thật, chưa kịp mừng vui, những tưởng tăng tỷ lệ phim Việt trên truyền hình thì sẽ có nhiều bộ phim hay để xem nhưng lại gặp phải những bộ phim Việt hóa dở dở, ương ương nên không ít người thất vọng.