Nhân dịp chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và đón Xuân Canh Dần 2010, Đoàn kịch II của Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục cho ra mắt chùm hài kịch Đời cười 9 dựa trên kịch bản của Thanh Lê.
Chương trình hài kịch Đời cười của Nhà hát Tuổi trẻ do đạo diễn - NSND Lê Hùng dàn dựng dường như đã trở thành một thương hiệu nghệ thuật được công chúng sân khấu cả nước mến mộ trong mỗi dịp xuân về. Tối qua 4-3, Đời cười 9, một chùm hài kịch tiếp nối đã được nhà hát công diễn tại Rạp 11 Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) với những tiểu phẩm mang nội dung phong phú, hóm hỉnh.
Đây là chùm hài kịch mới với nội dung xoay quanh những nỗi lo lắng, sợ hãi luôn luôn ám ảnh mỗi người, đôi khi nó gây ra những tấn bi hài kịch... cười rơi nước mắt cho chính cuộc đời họ. Những nỗi sợ đó có thể là thói yếu bóng vía Sợ ma của bố con nhà ông nọ, sợ đến nỗi nhìn gì cũng thần hồn nát thần tính mà thành ma cả, từ đó gây ra biết bao chuyện rắc rối cho gia đình.
Sợ chết lại là tiểu phẩm kể về một ông lão không dám nhìn vào sự thật tuổi cao, sức yếu và bệnh tât của mình, đã lạm dụng nhiều loại thuốc chỉ vì sợ chết, thế rồi ông chính là nạn nhân của những loại thuốc mà ông say mê. Sợ vợ cũng chính là sự tiếp nối câu chuyện về thói ghen bóng, ghen gió ở một ông khiến ông trở thành nạn nhân của chính vợ mình. Trong khi đó, Sợ mất chức là một tiểu phẩm hài phóng tác từ truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan về tấn bi hài kịch của một viên chức để cuối cùng mất cả vợ, mất cả chức.
Với những câu chuyện đời thường dí dỏm mà không kém phần sâu sắc, Đời cười 9 là một món quà xuân thú vị qua lối diễn xuất sinh động, cuốn hút của các nghệ sỹ, diễn viên: NSƯT Ngọc Huyền, Sĩ Tiến, Ngọc Bích, Tú Oanh, Thanh Dương, Quỳnh Dương, Thanh Bình, Bá Anh, Tuấn Anh, Quang ánh, Thùy Dung, Phan Hòa, Thanh Hòa, Ngọc Tuấn, Hoa Thúy, Đức Thịnh, Vy Trang, đã mang lại cho người xem những tiếng cười sảng khoái, thư giãn và đôi chút suy ngẫm về cuộc sống chung quanh.
Theo Báo Nhandan
Dù bội thu về doanh số nhưng nhìn lại, chất lượng nghệ thuật của các vở kịch trong mùa Tết vừa qua là đáng báo động
(HBĐT) - Cái tên rượu cần có lẽ xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của người dân miền núi. Bà con người dân tộc dùng loại cây trúc đã được thông ruột, dài khoảng 1m cắm vào đáy vò để uống.
Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.
Cho tới thời điểm này, dù các rạp phim vẫn chưa đóng cửa hoàn toàn với các phim chiếu Tết nhưng xem như số phận các bộ phim đều đã an bài.
Đây là lần đầu tiên một triển lãm toàn cảnh báo chí Việt Nam được tổ chức ở nước ngoài, đánh dấu một bước tiến mới trong sự hội nhập và phát triển của truyền thông Việt Nam trên trường quốc tế.
Một loạt phim Việt nhiều hứa hẹn sẽ ra mắt trong mùa hè năm nay.