Cơ sở sản xuất rượu cần đặc sản Mường Vang - địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách đến Hòa Bình.

Cơ sở sản xuất rượu cần đặc sản Mường Vang - địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách đến Hòa Bình.

(HBĐT) - Cái tên rượu cần có lẽ xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của người dân miền núi. Bà con người dân tộc dùng loại cây trúc đã được thông ruột, dài khoảng 1m cắm vào đáy vò để uống.

 

Khác với một số dân tộc khác như Ê Đê, M’Nông ở khu vực Tây Nguyên chỉ dùng một chiếc cần duy nhất, người Mường Hoà Bình sử dụng nhiều cần rượu, mỗi người một cần để nhiều người có thể cùng uống. Đặc biệt là khi nhà có đông khách quý, trong dịp lễ Tết, hội hè, người Mường mới tổ chức uống rượu cần.

 

Các gia đình người dân tộc Thái, Mường ở một số địa phương trong tỉnh theo cách truyền thống vẫn tự làm rượu cần để dùng trong lễ Tết, hội hè hay khi nhà có việc. Nơi nhà sàn bập bùng bếp lửa, trong âm thanh trầm bổng của cồng, chiêng, già, trẻ, gái, trai cùng vít cần rượu mà thưởng thức vị ngọt ngào, ấm áp của hạt gạo, lá cây được làm từ bàn tay khéo léo của các ông bố, bà mế. một khía cạnh nào đó, uống rượu cần mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hoá truyền thống. Kỳ diệu hơn khi bao mối tình trong sáng, lời thơ, ý nhạc đã nảy sinh từ ánh nhìn tin tưởng, trìu mến và cần rượu vút cong.

 

Ông Norman - một du khách đến từ nước Bỉ bày tỏ: “Lần đầu tiên đến Hòa Bình, cùng với lòng mến khách của người dân, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, rượu cần Hoà Bình đã đặc biệt hấp dẫn tôi. Chìm đắm trong hương rượu say nồng, tôi hoà mình vào đời sống dân cư và hiểu thêm về nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng dân tộc hết sức độc đáo này”. Còn chị Lê Thị Hải, một du khách người Hà Nội đánh giá: “Du ngoạn thắng cảnh du lịch lòng hồ Hoà Bình mà lại được cùng bạn bè thưởng thức rượu cần trên thuyền thì chẳng có gì thích thú bằng”. Trong nồng nàn men rượu, trong lòng mỗi người trào dâng bao cảm xúc, thêm yêu, thêm mến tình đất, tình người nơi đây. Đối với nhiều người, rượu cần còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc và trở thành một trong những nhu cầu giao tiếp đối với người là khách nước ngoài.

 

Du lịch phát triển, rượu cần Hoà Bình trở thành một trong những ẩm thực hấp dẫn bất cứ ai muốn tìm hiểu về bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Cũng chính bởi lối uống độc đáo, cái hay, cái đẹp trong thưởng thức vò rượu cần mà nét văn hóa rượu cần của người Mường được bảo tồn, toả khắp. Nhiều gia đình qua nắm bắt nhu cầu đã lập nên những cơ sở chuyên sản xuất, kinh doanh rượu cần phục vụ thị hiếu khách hàng, góp phần đưa văn hoá rượu cần “đi xa”. Cơ sở sản xuất rượu cần đặc sản Mường Vang tại số nhà 3, tổ 3, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) là một địa chỉ như thế. Bà chủ nhà Bùi Thị Cùi cởi mở: Quê ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), năm 1993, vì điều kiện hoàn cảnh gia đình, bà theo chồng chuyển về nơi ở mới. Ngày đó, dân cư phố Lau Nghĩa còn thưa thớt, nhịp sống đô thị chưa tập nập như bây giờ. Là người đầu tiên khởi xướng nghề làm rượu cần ở đây, bà luôn mong ước cái tên “rượu cần Mường Vang” sẽ nức tiếng khắp vùng miền như một thứ đặc sản quê hương. Để rồi hơn 10 năm sau, cơ sở sản xuất của bà Cùi thêm mở rộng quy mô và trở thành một trong những địa chỉ sản xuất rượu cần Hoà Bình có tiếng và uy tín nhất hiện nay. Không giấu nghề, bà sẵn lòng hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm làm rượu cần cho các hộ lân cận để duy trì và phát triển thương hiệu rượu cần Hoà Bình.

 

Cũng chỉ sau hơn 10 năm, suốt dọc chiều dài từ thành phố Hoà Bình qua địa phận huyện Kỳ Sơn rồi đến địa phận huyện Lương Sơn đã “mọc” lên không ít tuyến phố chuyên sản xuất, kinh doanh đặc sản rượu cần. Có lẽ cũng bởi thế mà một số địa danh như phố Nghĩa, phố Ngọc (thành phố Hoà Bình), Dân Hạ (Kỳ Sơn) được biết đến với tên gọi mới “phố rượu cần”. Cùng với nghề này, cuộc sống của những người “nối nghiệp” khấm khá dần lên, diện mạo phố xá ngày thêm sầm uất. Bà Bùi Thị Xuân, chủ cơ sở sản xuất rượu cần Xuân Anh thuộc địa phận xã Lâm Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: Bí quyết làm ra rượu cần ngon nằm ở men rượu. Men ở đây được làm từ các loại lá cây rừng nên được bà con gọi là men lá. Men dùng hợp lý, theo kinh nghiệm của người làm thì mới có được những vò rượu hương vị đậm đà, thơm ngon, được nước. Trước tiên phải chuẩn bị vò đựng bằng gốm (thường có màu da lươn), lựa loại gạo nếp ngon mà ngon nhất là nếp cẩm. Trấu đã đãi sạch được trộn lẫn gạo đem ngâm nước trước khi đưa vào đồ chín (cách thuỷ). Tiếp đó, người ta rắc từng lớp men vào mẹt cơm trộn trấu đã để nguội, tiếp tục ủ lá chuối để rượu bốc men rồi đem đóng vào từng vò, cho lá ổi lên bề mặt, dùng que gài chặt sau đó lấy ni lông bịt kín vò (nếu bị hở, rượu sẽ bị chua). Rượu ủ trong vò từ 10 ngày trở lên là có thể dùng được nhưng khi nhà có việc, bà con thường mua hoặc tự làm trước đó vài tháng bởi lẽ rượu để càng lâu càng ngon, ngon nhất là khi rượu đã ủ được 3 “trăng” trở lên.

 

Việc tổ chức uống rượu cần phải có đông người mới vui, mới náo nhiệt, tưng bừng. Đặc biệt, trong dịp Tết, rượu cần là đặc sản ẩm thực không thể thiếu. Người cầm chịch trong đêm rượu cần gọi là “chú trám” vừa là người rót, mời vừa là trọng tài trong cuộc rượu. Chú trám cầm chiếc sừng trâu rỗng có lỗ thủng để đong nước vào rượu, tay kia cầm gáo múc nước tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý mạnh khoẻ, hạnh phúc. Tốp khách nào không uống kịp, để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy “sừng” nữa trong tiếng hò reo, tán thưởng của mọi người.

 

Rượu cần Hoà Bình đang đi tới thương hiệu hàng hoá, bước vào dòng chảy lưu thông trong hành trình từ làng ra phố thị, trở thành thứ đặc sản hấp dẫn khách muôn phương. Qua văn hoá rượu cần, mọi người thêm yêu thương, gắn bó, thêm xích lại gần nhau. Cùng với đó, ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến rượu cần Hoà Bình - thứ sản phẩm văn hoá truyền thống có sức hút lạ kỳ.

 

                                                                                   Lạc Bình

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khách tham quan
Đạo diễn Victor Vũ (giữa) chỉ đạo diễn xuất cho Hứa Vĩ Văn và Vũ Thu Phương trong phim Giao lộ định mệnh

Chiếu dời đô bán chạy

Nếu tình trạng bán sách tại các nhà sách chậm chạp bao nhiêu thì tại Ngày thơ VN vừa diễn ra tại Văn Miếu (Hà Nội) sách bán chạy bấy nhiêu. Loại “sách” bán chạy nhất phải kể đến là Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ.

Vinh quang đời con có bóng dáng cha !

Quế Trân lớn lên theo từng bước dìu dắt, nâng đỡ của cha - NSND Thanh Tòng - và chưa bao giờ cô làm buồn lòng cha, dù chỉ là một chuyện nhỏ

Thắm tình Việt Bắc giữa Tây Nguyên

Lần đầu tiên ở Tây Nguyên có một lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc, do huyện Krông Năng (Đắc Lắc) tổ chức vào ngày rằm tháng giêng năm Canh Dần (28.2). Có thể nói: Đây là một cách làm mới mẻ, đặc sắc, mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Đêm thơ “Hoà Bình hướng về đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm ngày Thơ Việt Nam (15/1 âm lịch), ngày 28/2, Hội VHNT Tỉnh đã tổ chức đêm thơ "Hoà Bình hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Tham gia đêm thơ ngoài các hội viên Hội VHNT tỉnh còn có câu lạc bộ thơ Chăm Mát, CLB thơ Sông Đà, CLB thơ phường Đồng Tiến, CLB văn nghệ huyện Đà Bắc...

Lễ Khai Ấn đền Trần thu hút hàng vạn du khách

Hàng vạn người đã đổ về Đền Trần, TP Nam Định, để dự lễ Khai Ấn, diễn ra vào đêm hôm qua, ráng sáng hôm nay 28/2. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã về dự lễ, trực tiếp đóng ấn.

Tiếp nối nguồn mạch văn hóa cha ông

Trước cuộc sống nhiều biến động hiện nay, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là điều không dễ dàng. Thế hệ trẻ bây giờ cần được những người có tâm huyết đi trước uốn nắn, định hướng... để nguồn mạch văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc không mai một và đứt gãy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục