Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.

Ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái ngày xuân bầu bạn, trải qua nhiều thế hệ, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu không thể thiếu tại cuộc thi thể thao của đồng bào dân tộc.

Trò chơi đánh yến - Ảnh: Internet


Trò đánh yến cũng gần giống đánh cầu lông. Quả yến được làm bằng tre mai, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm từ ba đến bốn, năm chiếc lông gà.

Vợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút. Người chơi sẽ phải sử dụng sự khéo léo của cổ tay và sự di chuyển hợp lý để đánh cầu sang phần lưới của đối phương.

Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ một chàng trai mường trời, trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái, và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu.

Vậy là những thế hệ sau này, những cặp uyên ương thường rủ nhau "đánh yến, giã rượu". Ban đầu là bằng tay, sau đó là dùng những miếng gỗ mềm tự chế.

Tại các lễ hội, trước lúc diễn ra trò chơi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én, với tiếng đàn tính thánh thót và giọng hát mượt mà "dẫn dắt" mọi người trong hội theo cánh én mùa xuân lên thăm mường trời, nơi có những cảnh vật thần tiên mà con người hằng mong ước đến cuộc sống no ấm, tươi đẹp…

Sau đó, các Pú mo lấy những trái yến từ mâm cúng phân phát cho mọi người trong hội.

Thường thì chơi yến ngày xuân không hạn chế về số lượng người chơi, có lúc có tới hàng trăm đôi trai tài gái sắc đứng quây thành một vòng tròn rộng để cho những trái yến cùng bay một lúc.

Cái bay cao, cái bay xa, bay gần, tầng tầng, lớp lớp đan xen với nhau đầy màu sắc, vi vút tựa như một đàn chim én đang chao liệng trên bầu trời mùa xuân…

Giải thưởng thì đơn giản lắm, người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo làm ra với một lời nhắn về một mái ấm hạnh phúc gia đình.

Từ năm 2000, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu tại đại hội thi thể thao người dân tộc. Hằng năm, trong lễ hội mùa xuân thì ngoài vô số trò vui thì trò đánh yến không bao giờ là thiếu được.

                                                                                           Theo TPO

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khách tham quan
Đạo diễn Victor Vũ (giữa) chỉ đạo diễn xuất cho Hứa Vĩ Văn và Vũ Thu Phương trong phim Giao lộ định mệnh
Không có hình ảnh

Vinh quang đời con có bóng dáng cha !

Quế Trân lớn lên theo từng bước dìu dắt, nâng đỡ của cha - NSND Thanh Tòng - và chưa bao giờ cô làm buồn lòng cha, dù chỉ là một chuyện nhỏ

Thắm tình Việt Bắc giữa Tây Nguyên

Lần đầu tiên ở Tây Nguyên có một lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc, do huyện Krông Năng (Đắc Lắc) tổ chức vào ngày rằm tháng giêng năm Canh Dần (28.2). Có thể nói: Đây là một cách làm mới mẻ, đặc sắc, mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Đêm thơ “Hoà Bình hướng về đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm ngày Thơ Việt Nam (15/1 âm lịch), ngày 28/2, Hội VHNT Tỉnh đã tổ chức đêm thơ "Hoà Bình hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Tham gia đêm thơ ngoài các hội viên Hội VHNT tỉnh còn có câu lạc bộ thơ Chăm Mát, CLB thơ Sông Đà, CLB thơ phường Đồng Tiến, CLB văn nghệ huyện Đà Bắc...

Lễ Khai Ấn đền Trần thu hút hàng vạn du khách

Hàng vạn người đã đổ về Đền Trần, TP Nam Định, để dự lễ Khai Ấn, diễn ra vào đêm hôm qua, ráng sáng hôm nay 28/2. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã về dự lễ, trực tiếp đóng ấn.

Tiếp nối nguồn mạch văn hóa cha ông

Trước cuộc sống nhiều biến động hiện nay, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là điều không dễ dàng. Thế hệ trẻ bây giờ cần được những người có tâm huyết đi trước uốn nắn, định hướng... để nguồn mạch văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc không mai một và đứt gãy.

Khắc thơ sai chính tả trong ngày thơ VN

Ngày thơ VN 2010, một hoạt động được ví như “đại lễ hội thơ ca” đã thực sự thu hút đông đảo khách thơ tại Hà Nội. Hàng ngàn người yêu thơ cả trong và ngoài nước đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong sáng qua, 28-2, để thưởng thức những vần thơ hay. Ban tổ chức đã đãi khách thơ bằng một bữa tiệc với đủ các món: thơ ngâm, thơ phổ nhạc, thơ truyền thống, thơ trình diễn, thơ sắp đặt, câu đối, triển lãm thơ trên gốm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục