Chuẩn bị kỹ càng hơn cho ngày chính thức bắt tay thực hiện "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" - phim truyền hình được coi là phần 2 của bộ phim nổi tiếng "Biệt động Sài Gòn" 32 năm về trước, ngày 24/3, đoàn làm phim "Những người con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" đã có buổi gặp gỡ với 2 cựu biệt động Sài Gòn: bà Trương Mỹ Lệ và bà Trương Mỹ Hoa.

Được biết, hiện tại, với cương vị Chủ tịch quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ hỗ trợ Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bà Trương Mỹ Hoa đang bận rất nhiều việc nhưng vẫn cố gắng sắp xếp công việc, dành thời gian để tiếp đoàn làm phim.

Sau khi nghe đạo diễn Long Vân tóm tắt sơ lược nội dung cũng như mục đích của bộ phim "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn", bà Trương Mỹ Hoa cho biết, việc tổ chức thực hiện các chương trình hướng về truyền thống, công tác giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống đất nước bao giờ cũng rất cần và hiện tại vẫn còn rất thiếu.

Không chỉ thế hệ mai sau mà ngay với thế hệ hôm nay, không phải ai cũng đã hiểu hết những hy sinh gian khổ của các thế hệ cha anh, những mất mát to lớn mà toàn dân tộc ta đã phải gánh chịu trong quá khứ.

Làm sao để thành quả đấu tranh và những truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất ấy như một dòng chảy luôn thông suốt, nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác thì không chỉ là công việc của Đảng, Nhà nước mà đòi hỏi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Vì vậy, việc thực hiện được một bộ phim như "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn" thực sự rất đáng quý.

Cùng với nhiều trao đổi khác về các cựu biệt động Sài Gòn năm nào, tại buổi gặp mặt, đạo diễn Long Vân chia sẻ rằng không chỉ hôm nay, ngay từ những tác phẩm điện ảnh về đề tài truyền thống trước đó rất lâu, đoàn làm phim mà trong đó ông đóng vai trò của người đạo diễn đều nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước.

Đoàn làm phim "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" trong buổi gặp gỡ vơí bà Trương Mỹ Lệ, Trương Mỹ Hoa.

Nếu cách đây 32 năm, bộ phim "Biệt động Sài Gòn" được ra đời với sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của Thiếu tướng Trần Hải Phụng, nguyên Tư lệnh lực lượng biệt động Sài Gòn, sau đó là "Hẹn gặp lại Sài Gòn" với sự gợi ý, giúp đỡ của cố Bí thư Thành ủy, ông Trần Bạch Đằng và "Giải phóng Sài Gòn" với sự định hướng, giúp đỡ của nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Trần Trọng Tân thì nay, ý tưởng về "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" đến với đạo diễn cũng được hình thành sau gợi ý của Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Công an.

Không những thế, ngay từ khi đạo diễn bắt tay vào thực hiện bộ phim, ông đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ nhiều phía. Người viết kịch bản là Đại tá, nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Biên tập Báo Văn nghệ Công an. Anh là người công tác trong ngành Công an, am hiểu về ngành và đã đầu tư rất nhiều tâm sức để có một kịch bản tốt cho "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn" hôm nay. Người gánh trên vai trách nhiệm nặng nề với bộn bề công việc của một Tổng Biên tập tờ báo lớn như Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước cũng cố gắng sắp xếp để dành thời gian hỗ trợ đoàn với cương vị của một cố vấn cho phim…

Kể ra tất cả những điều ấy với tư cách đạo diễn của bộ phim, người đạo diễn là ông (Long Vân) chỉ khẳng định rằng, sự quan tâm về công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống rất nhiều, rất lớn nhưng so với thực tế của dân tộc, của đất nước, những gì mà các tác phẩm ông đã tham gia nói riêng, của các đồng nghiệp khác nói chung đã thể hiện được vẫn còn rất nhỏ bé.

Làm sao để góp phần vào công tác giáo dục, gìn giữ truyền thống nhiều hơn nữa vẫn là điều đang khiến ông trăn trở. Riêng với, "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn", đây là bộ phim về truyền thống đầu tiên được thực hiện dưới mô hình xã hội hóa, do hãng phim của Điện ảnh Công an nhân dân và Công ty cổ phần phim Long Vân phối hợp thực hiện. 

Bà Trương Mỹ Hoa cũng chia sẻ rằng bà rất đồng tình với quan điểm của đạo diễn Long Vân. Khai thác đề tài về việc thế hệ con cháu tiếp nối cha mẹ, kế thừa truyền thống hôm nay rất hay. Tất nhiên, trong quá trình kế thừa ấy sẽ có những người con ngã bước song đó không phải là số nhiều.

Bà cũng đề nghị, đất nước có được như ngày hôm nay là thành quả to lớn từ sự đóng góp của rất nhiều con người, rất nhiều gia đình, là thành quả của toàn dân tộc nên trong quá trình thực hiện, từ xây dựng kịch bản đến làm phim, đoàn làm phim phải thể hiện được điều đó. Nếu đã làm thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Dù có phải hoãn lại 1, 2 tháng để chuẩn bị cho "chín" thì cũng nên đợi.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh tế sẵn sàng hỗ trợ kinh phí làm các chương trình. Tuy việc tài trợ làm phim về đề tài truyền thống chưa thực sự được quan tâm nhiều nhưng hy vọng đoàn sẽ vận động thêm kinh phí trong thời gian tới. Riêng với cá nhân bà, nếu có điều kiện cũng sẽ hết sức hỗ trợ.

Đạo diễn Long Vân cho biết thêm, trước cuộc gặp với bà Trương Mỹ Lệ, Trương Mỹ Hoa, đạo diễn Long Vân và ê kip thực hiện đã có khá nhiều buổi trao đổi với những người cựu biệt động Sài Gòn nổi tiếng một thời.

Trong thời gian tới, đoàn còn có thêm nhiều buổi làm việc với nhiều nhân chứng hơn nữa để tích lũy nhiều hơn tư liệu nền cho bộ phim "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn"

 

                                                                   Theo VnExpress

Các tin khác

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng (Việt Nam) tại DIFC 2009
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nổi tiếng, tai tiếng và... lặng tiếng

“Chảnh” là một "mỹ từ" ngắn gọn mà giới trẻ nhận xét về rất nhiều nghệ sĩ làng showbiz thay cho những tính từ: kiêu, ngạo mạn, kém chuyên nghiệp... Cũng vì vướng phải căn bệnh “chảnh” này mà không ít nghệ sĩ phải chia tay với giấc mơ trở thành ngôi sao.

Chợ văn hóa vùng cao đang “rơi rụng” bản sắc

Chợ văn hóa (hay còn gọi là chợ phiên) miền núi được nhiều người biết đến như một "đặc sản" của các tour du lịch, một đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi chợ phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập quán vùng miền phong phú, đa dạng. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị trường và "sức nóng" của phát triển du lịch, nhiều phiên chợ ở vùng cao Tây Bắc đã và đang mất dần đi cái vẻ nguyên sơ vốn có của nó...

Điện ảnh Việt Nam bao giờ hội nhập?

Văn hoá là đối tượng giao lưu của các nước trong đó không có ngành nghệ thuật nào mà tính giao lưu quốc tế lại lan sâu như điện ảnh bởi nó có ưu thế lớn trong việc tiếp cận khán giả. Nhưng làm thế nào để điện ảnh Việt Nam (VN) ra được nước ngoài là chủ đề chính của cuộc hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Ngày điện ảnh VN.

Lời thoại phim Việt: Quanh năm vẫn chán

Người hài hước bảo rằng nhân vật trong phim Việt lắm mồm, vì dân xứ ta cũng y chang. “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Nói khôn còn vậy, huống chi là nói kiểu phim Việt.

Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì

Chiều 22-3, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ vật phẩm “Gửi tới mai sau” với mong muốn để lại dấu ấn lâu dài cho thế hệ mai sau nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, cho tới tận thời điểm này, tức là chỉ còn 200 ngày nữa sẽ tới ngày đại lễ, việc lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu để gửi tới thế hệ mai sau hiểu rõ về quá khứ ông cha mình 1.000 năm trước vẫn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng

Ðổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Lễ hội truyền thống là nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc, và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, tăng cường mối giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại, lễ hội phát triển, với hình thức đa dạng nhưng cũng phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý lễ hội đổi mới và có hiệu quả...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục