Ca sĩ Lam Trường:

Ca sĩ Lam Trường: "Người của công chúng được nhiều ưu ái, cần phải quan tâm đến cảm xúc của khán giả".

“Chảnh” là một "mỹ từ" ngắn gọn mà giới trẻ nhận xét về rất nhiều nghệ sĩ làng showbiz thay cho những tính từ: kiêu, ngạo mạn, kém chuyên nghiệp... Cũng vì vướng phải căn bệnh “chảnh” này mà không ít nghệ sĩ phải chia tay với giấc mơ trở thành ngôi sao.

Làm người nổi tiếng không dễ

Là người của công chúng, cuộc sống riêng tư của những nghệ sĩ nổi tiếng sẽ ít nhiều bị nhòm ngó. Công khai hay tiếp tục "đậy kín" là lựa chọn của họ, miễn sao vừa lòng được tất cả mọi người, quan trọng nhất là giới truyền thông và khán giả hâm mộ. Nghệ sĩ có phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ được tôn trọng và đánh giá rất cao. Nhưng sự chuyên nghiệp trong làng showbiz không phải tự nhiên có, mà phải được đào tạo bởi các chuyên gia lĩnh vực giải trí. Những diễn viên, ca sĩ trẻ mới vào nghề lại càng cần đến trợ lý, người đại diện để giúp họ phát ngôn, trả lời thắc mắc của cánh nhà báo và người hâm mộ. Tuy nhiên, cánh nhà báo và phóng viên cũng gặp nhiều phen "hú vía" vì vỡ kế hoạch bài vở, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác do những nghệ sĩ thích chơi trò "trốn tìm".

 Ca sĩ Lam Trường: "Người của công chúng được nhiều ưu ái, cần phải quan tâm đến cảm xúc của khán giả".

Bận, mệt, thiếu ngủ... là những lý do "chính đáng" để một số nghệ sĩ trẻ cho mình cái quyền lỡ hẹn, từ chối hoặc gắt gỏng người khác. Thực tế, đó là sự thiếu chuyên nghiệp rất trầm trọng mỗi khi họ cố ý lảng tránh báo giới. Một lời hẹn dịp khác có lẽ sẽ là cách ứng xử khéo léo và hợp lý hơn rất nhiều thay vì cái dập máy thiếu lịch sự. T.H. - phóng viên của một tạp chí dành cho giới trẻ cho biết: "Tôi đã gọi cho cô diễn viên T.V. rất nhiều lần nhưng chỉ nhận được những tiếng tút tút kéo dài, mãi sau này người quản lý của cô ấy mới mở máy và hứa sẽ trả lời qua email vì nhân vật chính quá bận. Áp lực bài vở và thời gian khiến tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa, nhưng ngay cả email cô ấy cũng không nhòm ngó đến. Tôi vẫn không nản, gọi tiếp lần nữa thì người quản lý vẫn hồn nhiên "Để chị check lại đã nhé". Tất nhiên, cô ấy không bao giờ hồi âm theo kiểu không cần, không quan tâm! Thời điểm đó những thông tin về cô ấy cũng không còn "hot" nữa nên ý tưởng của tôi cho bài phỏng vấn cũng không còn tác dụng. Cũng có trường hợp nhân vật chính đồng ý trả lời phỏng vấn, nhưng khi bài viết đã được biên tập hoàn chỉnh thì phóng viên nhận được lời nhắn nhủ theo kiểu mệnh lệnh: "Từ từ hãy đăng bài phỏng vấn em nhé, dạo này hình ảnh của chị hơi nhiều rồi". Hình như nhân vật chính cho rằng mình có quyền trả lời phỏng vấn và quyết định luôn cả thời gian đăng bài.

Cũng vì những "trở ngại" do nhân vật chính gây khó khăn cho giới truyền thông mà từ đó mới xuất hiện những diễn đàn mang tính châm biếm do cộng đồng mạng lập ra để "vạch mặt" những người thích trò "trốn tìm". Một số diễn viên, ca sĩ trẻ có phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp nên họ cũng không nhận thức được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố: nổi tiếng, tai tiếng và... lặng tiếng. Có lẽ không có phóng viên hay nhà báo nào chấp nhận chủ động đặt vấn đề phỏng vấn với những nhân vật từng làm họ "dài cổ" chờ đợi kiểu như trên.

Thế nào mới là chuyên nghiệp?

Gần đây, dư luận rất quan tâm đến chàng ca sĩ tài năng Lam Trường cùng với cơn sốt phim Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Việt do anh tham gia thủ vai. Cùng với sự kiện này, ca sĩ Lam Trường cũng gặp không ít rắc rối về những câu chuyện "ngoài lề" bởi một số trang báo mang tính giải trí. Ngay cả khi nhận được những câu hỏi rất khó trả lời hoặc không muốn trả lời, anh vẫn rất vui vẻ, lịch sự: "Tôi biết, người của công chúng được nhiều ưu ái cần phải quan tâm đến cảm xúc của khán giả. Tuy nhiên, nếu gặp phải những câu hỏi mà thật lòng không thể nói ra thì tôi mong khán giả sẽ hiểu. Những chuyện bên lề hay chủ đề đời sống riêng tư của người nổi tiếng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người để có thể chia sẻ được trên báo chí hay không".

Cách ứng xử thẳng thắn và khéo léo của người nghệ sĩ có thể chưa thoả mãn câu hỏi của giới truyền thông nhưng cũng không khiến họ phật lòng. Cách làm việc trên tinh thần hai bên tôn trọng lẫn nhau luôn mang đến kết quả tốt đẹp, điều này không phải nghệ sĩ nào cũng kịp trau dồi khi họ trở nên nổi tiếng quá nhanh chỉ sau một bộ phim "hot" hay một bài hát "hit" trên thị trường.

Nếu căn bệnh "chảnh" vẫn tiếp tục lây lan trong thế giới showbiz thì có lẽ cơ hội nổi tiếng của một số nghệ sĩ sẽ nhanh chóng khép lại. Khán giả có quyền đọc và tìm hiểu những thông tin chính xác để hiểu hơn về thần tượng của mình, không nhất thiết cứ phải là những câu nói kiểu "đánh bóng" hay sự trốn tránh vô lý. Những hành động kiểu "sao" hơi quá đà sẽ nhanh chóng "đào thải" chính tên tuổi của người nổi tiếng trong trí nhớ người hâm mộ.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một cảnh trong phim Dù gió có thổi, một trong ít bộ phim truyền hình được khá nhiều khán giả yêu thích vì tính chân thật của lời thoại.
Phối cảnh khu lưu giữ hiện vật gửi tới mai sau

Ðổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Lễ hội truyền thống là nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc, và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, tăng cường mối giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại, lễ hội phát triển, với hình thức đa dạng nhưng cũng phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý lễ hội đổi mới và có hiệu quả...

Hơn 30 năm sưu tầm chuyện kể về Bác Hồ

Đất nước hòa bình, hơn 30 năm nay, cựu chiến binh Trần Minh Tuyến, 65 tuổi, Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vẫn lặng lẽ với công việc không mấy đơn giản: Đi sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ. Đến nay, ông đã có trong tay 76 mẩu chuyện đặc sắc mà theo ông là "không đụng hàng" bởi: "Những chuyện người ta có, mình không sưu tầm lại!" - ông nói.

Gieo neo nghiệp làm bầu

Trong muôn vàn nghề nghiệp, làm bầu gánh hát, đoàn hát được xem là nghiệp khổ. Phần lớn đều lâm cảnh khổ nghèo, bệnh tật...

Xây dựng môi trường văn hoá công sở

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh ta, nhiều cơ quan, đơn vị hưởng ứng tích cực và đạt kết quả cao. Tuy nhiên, môi trường văn hoá công sở vẫn còn nhiều điều đáng bàn và chưa đi vào chiều sâu.

Hội sách TPHCM lần thứ 6: Sách văn học lên ngôi

Dù ban tổ chức nhấn mạnh Hội sách TPHCM lần thứ 6 sẽ tập trung chủ yếu vào phần “hội”, tuy nhiên không thể phủ nhận chính quy mô mua bán sách sỉ và lẻ đã đem đến cho hội sách một không khí sôi động, náo nhiệt trong suốt thời gian mở cửa. Với 700.000 lượt khách đến với hội sách cùng hơn 4 triệu cuốn sách được bán ra, tính trung bình mỗi lượt khách đến với hội sách mua gần 6 cuốn sách.

Vở diễn trên sân khấu chìm dưới nước lần đầu công diễn tại Festival Huế

Nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2010 với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, điểm hẹn của các cố đô, hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một tác phẩm sân khấu hóa diễn xướng nghệ thuật truyền thống kết hợp với nghệ thuật đương đại mang tên Hơi thở của nước sẽ được trình diễn lần đầu trên một sân khấu rộng hơn 1.500 m2, được lắp đặt chìm 3 cm dưới mặt nước hồ Tịnh Tâm (Huế), là một trong 20 thắng cảnh nổi tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục