Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng (Việt Nam) tại DIFC 2009

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng (Việt Nam) tại DIFC 2009

Chỉ còn 2 ngày nữa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2010 (DIFC 2010) với chủ đề “Huyền thoại sông Hàn” chính thức khai hỏa. Công tác chuẩn bị xem như đã hoàn tất, các đội tham dự cũng đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng. Hàng vạn du khách đang đổ về Đà Nẵng chờ thưởng ngoạn những màn trình diễn pháo hoa.

  • Háo hức chờ ngày khai hỏa

Không còn lạ lẫm bởi đây là lần thứ 3 Đà Nẵng tổ chức thi bắn pháo hoa quốc tế nhưng xem ra “đại tiệc” ánh sáng và màu sắc này vẫn cuốn hút đến lạ lùng. Anh Trương Tấn Lợi, một người dân ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), nói chắc nịch: “Mỗi dịp giao thừa Đà Nẵng đều tổ chức bắn pháo hoa để mừng năm mới nhưng không thể nào so sánh được với những màn pháo hoa tại cuộc thi quốc tế này. Phần trình diễn của mỗi nước dự thi đều là một màn huyền ảo, kỳ diệu riêng biệt”.

Không chỉ người dân Đà Nẵng mà người dân các tỉnh lân cận cũng háo hức với DIFC 2010. Anh Phùng Quang Dân, người dân xã Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam cho biết: “Chỉ có thời điểm giao thừa thì Đà Nẵng mới tổ chức nhưng thời khắc đó thì chúng tôi làm sao bỏ nhà để đi xem được, cuộc thi này là dịp để bà con lao động được xem. Cả xóm có 4 chiếc ghe máy, chúng tôi chuẩn bị thức ăn, nước uống đầy đủ để chiều 27-3 là nổ máy chạy ra sông Hàn xem”.

Hứa hẹn những màn pháo hoa tuyệt đẹp

Đêm 27-3 sẽ có 3 đội dự thi gồm Bồ Đào Nha (20 giờ 35), Nhật Bản (21 giờ 10), Đà Nẵng (Việt Nam – 21 giờ 45).

Đêm 28-3 sẽ là phần dự thi của hai đội còn lại là Hoa Kỳ (20 giờ 20) và Pháp (20 giờ 55). Sau đó sẽ là lễ trao giải và bế mạc cuộc thi.

Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các kênh: VTV1, VTV4, DVTV, DRT và một số kênh truyền hình cáp.

Sân khấu ở bờ Đông sông Hàn với sức chứa trên 26.000 chỗ ngồi đã được hoàn thiện. Phía đối diện, các đội tham gia dự thi cũng đang khẩn trương lắp đặt hệ thống pháo hoa của đội mình, sẵn sàng “ấn nút”.

Ông Pedro Goncalves, người thiết kế chương trình của đội Bồ Đào Nha, khẳng định: “Do đây là lần đầu tiên dự thi tại Việt Nam nên chúng tôi muốn tạo một điều gì đó thật đặc biệt và mới lạ. Với chủ đề “Rồng và lửa - Nơi truyền thuyết khai sinh” dài 20 phút, màn biểu diễn sẽ đưa người xem trở về thời điểm hồng hoang khi rồng và tiên bao trùm cả đất trời”.

Trong khi đó, đội Pháp “viết” nên một chuyện tình “Huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân” kéo dài 20 phút 30 giây bằng những loại pháo nến, pháo tầm cao, pháo bánh… Đội Mỹ sẽ trình diễn những màn pháo hoa trên nền nhạc Rock n’Roll sôi động dài 24 phút 8 giây với rất nhiều gam màu rực rỡ.

Vẫn phong cách mềm mại, truyền thống nhưng hiện đại, trong 24 phút 30 giây, màn trình diễn của đội Nhật Bản thể hiện các hình ảnh rồng vàng bay cao trên bầu trời, rồng đẻ trứng, núi Ngũ Hành (với 5 ngọn Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), thành phố cảng sôi động, tiên nữ… đưa người xem trải qua nhiều cảm xúc khác nhau.

Được mong đợi nhất vẫn là sự thể hiện của đội chủ nhà Đà Nẵng (Việt Nam). Với kinh nghiệm và quyết tâm cao, năm nay, màn trình diễn của đội chủ nhà với chủ đề “Huyền thoại sông Hàn” nhằm chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và 35 năm Giải phóng thành phố kéo dài trong 20 phút kỳ vọng sẽ đem lại sự ngạc nhiên từ những màn pháo hoa ngoạn mục kết hợp với nền nhạc tự biên của những nhạc sĩ nổi tiếng quê hương Đà Nẵng.

Người Đà Nẵng đang dang rộng vòng tay đón bạn bè gần xa về với đêm “Huyền thoại sông Hàn”, về với Đà Nẵng - thành phố biển năng động và đầy sức sống

 

                                                                          Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ca sĩ Lam Trường:

Chợ văn hóa vùng cao đang “rơi rụng” bản sắc

Chợ văn hóa (hay còn gọi là chợ phiên) miền núi được nhiều người biết đến như một "đặc sản" của các tour du lịch, một đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi chợ phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập quán vùng miền phong phú, đa dạng. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị trường và "sức nóng" của phát triển du lịch, nhiều phiên chợ ở vùng cao Tây Bắc đã và đang mất dần đi cái vẻ nguyên sơ vốn có của nó...

Điện ảnh Việt Nam bao giờ hội nhập?

Văn hoá là đối tượng giao lưu của các nước trong đó không có ngành nghệ thuật nào mà tính giao lưu quốc tế lại lan sâu như điện ảnh bởi nó có ưu thế lớn trong việc tiếp cận khán giả. Nhưng làm thế nào để điện ảnh Việt Nam (VN) ra được nước ngoài là chủ đề chính của cuộc hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Ngày điện ảnh VN.

Lời thoại phim Việt: Quanh năm vẫn chán

Người hài hước bảo rằng nhân vật trong phim Việt lắm mồm, vì dân xứ ta cũng y chang. “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Nói khôn còn vậy, huống chi là nói kiểu phim Việt.

Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì

Chiều 22-3, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ vật phẩm “Gửi tới mai sau” với mong muốn để lại dấu ấn lâu dài cho thế hệ mai sau nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, cho tới tận thời điểm này, tức là chỉ còn 200 ngày nữa sẽ tới ngày đại lễ, việc lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu để gửi tới thế hệ mai sau hiểu rõ về quá khứ ông cha mình 1.000 năm trước vẫn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng

Ðổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Lễ hội truyền thống là nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc, và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, tăng cường mối giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại, lễ hội phát triển, với hình thức đa dạng nhưng cũng phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý lễ hội đổi mới và có hiệu quả...

Hơn 30 năm sưu tầm chuyện kể về Bác Hồ

Đất nước hòa bình, hơn 30 năm nay, cựu chiến binh Trần Minh Tuyến, 65 tuổi, Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vẫn lặng lẽ với công việc không mấy đơn giản: Đi sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ. Đến nay, ông đã có trong tay 76 mẩu chuyện đặc sắc mà theo ông là "không đụng hàng" bởi: "Những chuyện người ta có, mình không sưu tầm lại!" - ông nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục