Phần lớn những ông, bà bầu khởi nghiệp đều gặp thuận lợi. Nhưng ở đoạn cuối chặng đường, không ít người trong số họ toàn gặp những điều ngang trái

Bà bầu Hương Loan nổi tiếng với “đại bang” Sao Đêm, một thời làm mưa làm gió trên thị trường ca nhạc Việt Nam những năm thập niên 90 của thế kỷ trước. Đó là một người đàn bà quyền lực nhất của giới nghệ sĩ cả về tiền bạc và thế lực. Thế nhưng có ai ngờ...


Bầu Minh Quân và NSƯT Vũ Linh

Tiền vô như núi, nợ đòi tứ phương


Không chỉ được mệnh danh là bà bầu chơi sang, bầu Hương Loan còn nổi tiếng là người thích thử nghiệm những chiêu thức mới trong hoạt động biểu diễn.

Đoàn ca nhạc Sao Đêm mỗi tối tổ chức ba điểm diễn khác nhau ở mỗi tỉnh. Hầu hết các ngôi sao ca nhạc đều đã cộng tác lưu diễn dài hạn với đoàn Sao Đêm, trong số họ có không ít tên tuổi nổi tiếng nhờ trở thành ca sĩ thường trực của bầu Hương Loan.


Vốn chơi sang nên đưa đoàn đến tỉnh, thành nào bà cũng đều thuê khách sạn hạng sang cho nghệ sĩ ở; ngay cả nhân viên hậu đài, chuyên viên âm thanh, bảo vệ, soát vé cũng được ăn theo.

Ca sĩ Phương Thanh tâm sự: “Tôi quý chị Hương Loan như một người chị tinh thần. Những năm sau này đoàn Sao Đêm thua lỗ do chị chủ quan cứ tổ chức biểu diễn quanh năm suốt tháng. Tiền lãi những đêm diễn đông khán giả không bù lỗ nổi cho những suất hát ế ẩm ngày càng nhiều, nên nợ nần đến với chị cứ chồng chất”.

Bầu Hương Loan đã nhiều lần cầu cứu ca sĩ Ngọc Sơn giúp chị trả tiền nợ thuê nhà. Cuộc sống của chị ngày càng lâm vào cảnh khốn cùng vì món nợ vay quá cao, lãi mẹ đẻ lãi con ngày một lớn. Bà đã rút lui khỏi làng giải trí, sau đó nghe tin đã xuống tóc quy y tại một ngôi chùa ở đèo Hải Vân,  thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

NSƯT Minh Vương cho biết: “Anh em chúng tôi đã có lần quyên góp tiền giúp cô Loan, vì cô bị bệnh tai biến mạch máu”.


Chết trong nợ nần, cô độc


Giới sân khấu còn lưu truyền câu chuyện về một bà bầu cuối đời ra đi trong cô độc. Đó là bầu Ba Bê.

Bầu Bòn nổi tiếng ở Sóc Trăng, có ba chiếc ghe tam bản lớn, gánh hát đi đến đâu đều thắng lớn. Trong gánh hát có một phụ nữ làm nghề gác cửa. Một lần người phụ nữ ấy làm mất thùng tiền bán vé vét của bầu Bòn, nên phải gá đứa con gái của mình là Ba Bê cho bầu Bòn xem như để bồi thường. Bầu Bòn xem cô gái ấy như vợ bé, lăng xê thành cô đào chánh và thành công nổi tiếng với những vai đào thương.

Sau đó vì tính trăng hoa của bầu Bòn nên bà Ba Bê hận ông, bỏ xứ lên Sài Gòn lập gánh hát với người chồng sau, đóng ở đình Cầu Muối. Bản tính của Ba Bê quá hiền lành, nên liên tục thất bại trong nghiệp bầu.

Gánh hát sụp đổ, nợ nần chồng chất. Bà bầu Ba Bê đi tu sau khi cầu cứu con dâu của chồng cũ là bà Kim Chưởng, đứng ra trả nợ. Cuối đời bà bầu Ba Bê tu tại một ngôi chùa ở Vĩnh Long, lìa cõi đời trong cô độc.
 
Bầu Thanh Giang (hay còn gọi là bầu Quới) một thời được xem là ông bầu giàu nhất miền Nam. Doanh thu mỗi đêm diễn đã giúp ông mua 3 căn nhà mặt tiền.

Không chỉ thắng lớn ở các TP lớn, đoàn của ông lưu diễn ở bất cứ tỉnh, thành nào từ miền Trung đổ vào miền Nam đều đạt doanh thu cao.

Khi có trong tay số tài sản kếch sù từ việc làm bầu, ông ngỏ lời cầu hôn một nữ ngôi sao sân khấu. Hôn sự không thành, quá chán nản ông sinh ra trò đỏ đen, đánh đề, đá gà... và mê tín dị đoan đến nỗi bất cứ lời phán truyền nào của thầy bói ông cũng đều nghe theo!

Ông có thể chơi một ván bài 10 lượng vàng, bao số đề “nguyên lô” vài trăm triệu đồng. Sự nghiệp làm bầu của bầu Thanh Giang tiêu tan vì nợ nần chồng chất.

Nổi tiếng là ông bầu “tiền rừng bạc biển” nhưng những năm gần cuối đời lâm bệnh nặng không có ai nuôi, mẹ ông trên 80 tuổi vừa lo tang chồng vừa vào bệnh viện nuôi ông. Lúc đương thời ông có trên 10 căn nhà, ngày tàn nghiệp bầu, ông phải ở nhà thuê.

Ông qua đời tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để lại số nợ cho người mẹ già gánh. NSƯT Vũ Linh đã đứng ra trả hết nợ và lo chu tất đám tang cho ông bầu đã một thời giúp anh tạo dựng nên tên tuổi.


Điểm lại số phận của những ông bà bầu để thấy có người sống đàng hoàng được tổ đãi, nghệ sĩ kính trọng; một số người sống không có lương tâm nghề nghiệp nên phải hứng chịu những chuyện không hay. Công bằng mà nói chính nhờ những ông, bà bầu mà đời sống tinh thần người dân nghèo vùng sâu vùng xa được cải thiện, góp phần đưa nghệ sĩ, ca sĩ đến gần hơn với công chúng.

Theo NSƯT Kim Cương: “Bầu chính là người nắm bắt thời cơ, định hướng và góp phần vạch ra xu hướng phát triển cho làng giải trí ở mỗi giai đoạn. Không có bầu, không thể có ngôi sao”.

Chỉ yêu nghề thôi, chưa đủ


Số phận những ông, bà bầu cải lương một thời đều có mẫu số chung là sự tận tụy với nghề nhưng lại thiếu chiến lược phát triển. Trừ những “đại bang” có hậu thuẫn kinh tế lớn như Bầu Thơ (đoàn Thanh Minh - Thanh Nga), Kim Chưởng, bầu Xuân (Dạ Lý Hương), bầu Mười Cơ (đoàn Tinh Hoa), bầu Long (Công ty Kim Chung), bầu Thu An (Đoàn Hương Mùa Thu)... còn lại đều có phong cách làm việc tùy hứng. Có người nổi hứng đứng ra làm bầu, ba tháng sau bán nhà trả nợ, dẫn con cái ra ngủ ở gầm cầu. Có người vay nợ nóng với lãi suất cao, lập gánh hát chỉ công diễn được một vở rồi trốn mất!

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ca sĩ Lam Trường:

Điện ảnh Việt Nam bao giờ hội nhập?

Văn hoá là đối tượng giao lưu của các nước trong đó không có ngành nghệ thuật nào mà tính giao lưu quốc tế lại lan sâu như điện ảnh bởi nó có ưu thế lớn trong việc tiếp cận khán giả. Nhưng làm thế nào để điện ảnh Việt Nam (VN) ra được nước ngoài là chủ đề chính của cuộc hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Ngày điện ảnh VN.

Lời thoại phim Việt: Quanh năm vẫn chán

Người hài hước bảo rằng nhân vật trong phim Việt lắm mồm, vì dân xứ ta cũng y chang. “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Nói khôn còn vậy, huống chi là nói kiểu phim Việt.

Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì

Chiều 22-3, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ vật phẩm “Gửi tới mai sau” với mong muốn để lại dấu ấn lâu dài cho thế hệ mai sau nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, cho tới tận thời điểm này, tức là chỉ còn 200 ngày nữa sẽ tới ngày đại lễ, việc lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu để gửi tới thế hệ mai sau hiểu rõ về quá khứ ông cha mình 1.000 năm trước vẫn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng

Ðổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Lễ hội truyền thống là nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc, và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, tăng cường mối giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại, lễ hội phát triển, với hình thức đa dạng nhưng cũng phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý lễ hội đổi mới và có hiệu quả...

Hơn 30 năm sưu tầm chuyện kể về Bác Hồ

Đất nước hòa bình, hơn 30 năm nay, cựu chiến binh Trần Minh Tuyến, 65 tuổi, Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vẫn lặng lẽ với công việc không mấy đơn giản: Đi sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ. Đến nay, ông đã có trong tay 76 mẩu chuyện đặc sắc mà theo ông là "không đụng hàng" bởi: "Những chuyện người ta có, mình không sưu tầm lại!" - ông nói.

Gieo neo nghiệp làm bầu

Trong muôn vàn nghề nghiệp, làm bầu gánh hát, đoàn hát được xem là nghiệp khổ. Phần lớn đều lâm cảnh khổ nghèo, bệnh tật...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục