Bộ phim truyện nhựa "Vượt qua bến Thượng Hải" là phần 2 của bộ phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông", vừa đươc khởi quay tại Trung Quốc. Bộ phim có kinh phí 11 tỷ đồng, do Nhà nước cấp vốn 100%, đươc dự kiến sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 2/9/2010.

Bộ phim do 2 đạo diễn Triệu Tuấn và Phạm Đông Vũ (Trung Quốc) làm đạo diễn. Truyện phim xoay quanh những sự kiện khi Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hồng Kông năm 1933 và bị mật thám Pháp, Quốc dân đảng Trung Quốc ráo riết săn lùng. Cả bộ máy quân đội, cảnh sát hùng hậu của chúng giăng lưới trên con đường từ Tô giới Thượng Hải đến Vladi Vostoc (Nga). Nhưng Nguyễn Ái Quốc, với trí tuệ lớn, với kinh nghiệm hoạt động cách mạng, cùng với sự ủng hộ của những người bạn quốc tế và Việt kiều yêu nước, vẫn đến được nước Nga.

Tại Thượng Hải, Nguyễn Ái Quốc đã gặp Tống Khánh Linh và được bà làm cầu nối, giúp liên hệ với các nhà hoạt động quốc tế và thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.

Cảnh Tống Khánh Linh đón Hồ Chí Minh năm 1956 (Ảnh: Xuân Trang).

Bên cạnh những nhân vật lịch sử, bộ phim còn có một số nhân vật hư cấu, như Ngũ Lang, một sát thủ mà Pháp thuê ám sát Người; Phương Thảo, em gái Ngũ Lang, y tá chăm sóc Bác khi còn ở Hồng Kông, sau đó lại theo Bác tới Thượng Hải để chăm sóc và bí mật bảo vệ Bác theo yêu cầu của tổ chức cách mạng.

Theo nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, Quyền Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam, làm phim "Vượt qua bến Thượng Hải" là thách thức không nhỏ với Hãng, khi "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" là bộ phim khá thành công. Có 9 diễn viên Việt và 11 diễn viên Trung Quốc tham gia.

Nhân vật vai quan trọng là Tống Khánh Linh, do Chương Diễm Mẫn, nữ diễn viên đã được khán giả Việt Nam biết đến qua phim "Hiệp khách hành" đảm nhiệm. Ngày 2/4/2010, những cảnh quay do Chương Diễm Mẫn đảm nhiệm trong "Vượt qua bến Thượng Hải" ở Thượng Hải bắt đầu

 

                                                                      Theo CAND

Các tin khác

Hòa thượng Thích Tánh Nhiếc và các thành viên đoàn đón rước ngọc xá lợi về sân bay Nội Bài đêm 4/4.
Việt Nam sẽ không đăng cai cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kim Bôi xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Thận, Trưởng thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận của người dân, đời sống của bà con trong xóm không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 12%.

Nhìn lại dự án "Gửi tới mai sau" và...

Không phải đến bây giờ, mà vài năm trước, khi các nhà khoa học được mời tư vấn cho dự án "Gửi tới mai sau", đã nêu nhiều ý kiến không đồng tình. Câu hỏi "để làm gì và gửi cái gì?" của nhà sử học Dương Trung Quốc đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn nhà sử học Lê Văn Lan cũng vẫn giữ nguyên quan điểm: "Đó là dự án "tam vô": vô nghĩa, vô lý và vô bổ".

Người M’nông cúng bến nước

Cúng bến nước là nghi lễ cổ truyền của một số tộc người ở Tây Nguyên. Đây là lễ cúng của cộng đồng để tạ ơn yang (trời), tổ tiên, thần linh phù hộ cho mọi người sức khoẻ, bình an, cho nguồn nước dồi dào để ăn uống tắm giặt...

Phát cuồng và ngất xỉu vì thần tượng

Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao về một show diễn đặc biệt quy tụ số lượng khán giả lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam: xấp xỉ 50.000 người. Đó cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, trong một đêm nhạc người ta phải chứng kiến nhiều khán giả "phát cuồng" và ngất xỉu vì thần tượng đến vậy. Những gì diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình trong show diễn mở màn của chương trình MTV Exit tối 27/3 ấy đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về cái gọi là "văn hóa tôn sùng thần tượng" của giới trẻ hiện nay.

Hai đền Trần... so ấn

Đền thờ các vua Trần tại Thái Bình đã bắt đầu tổ chức lễ khai ấn từ năm nay, song song với đền Trần ở Nam Định

Tìm thấy ba sắc phong thời Tây Sơn tại Hà Tĩnh

Ba sắc phong thời Tây Sơn vừa được các nhà nghiên cứu gia phả TP.HCM tìm thấy tại tộc họ Trương ở xã Ðức Hòa, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục