Đền thờ các vua Trần tại Thái Bình đã bắt đầu tổ chức lễ khai ấn từ năm nay, song song với đền Trần ở Nam Định

Đền Trần nằm trên địa phận huyện Mỹ Lộc - Nam Định là một trong những điểm đến nổi tiếng từ nhiều năm nay. Thế nhưng gần đây, đền Trần Nam Định đang gặp phải sự “cạnh tranh” của đền Trần ở huyện Hưng Hà - Thái Bình khi chính quyền tỉnh này bắt đầu quan tâm phát triển du lịch địa phương, trong đó có các hoạt động du lịch hành hương, tìm về văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền - lăng mộ các vua Trần.


Đâu là “đất thánh” nhà Trần?


Sở Văn hóa - Thể thao  và Du lịch Thái Bình đã phối hợp với Viện Khoa học Lịch sử VN tổ chức hội thảo nhằm xác định lại vị thế đền Trần Thái Bình. Các nhà sử học đã xác định Hưng Hà ngày nay là đất phát tích khởi nghiệp của nhà Trần cách đây hơn 700 năm.

Còn Nam Định là nơi thủy tổ Trần Kinh của dòng họ Trần đặt chân đến đây tìm kế sinh nhai. Đến đời Thái tổ Trần Hấp (con của Trần Kinh), dòng họ Trần chuyển sang sinh sống ở Thái Bình cho đến ngày trở thành bá chủ nước Nam.


Ở Hưng Hà, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện mang màu sắc huyền bí về Thái tổ Trần Hấp - ông cố của Trần Cảnh, vị vua Trần đầu tiên: Một hôm, đang đánh cá trên sông, Trần Hấp bỗng nghe tiếng kêu cứu của một người đàn ông sắp chết đuối.

Sau khi cứu được người này, Trần Hấp mới biết ông ta chính là một thầy địa lý giỏi. Thầy địa lý trả ơn bằng cách chỉ một huyệt mộ đắc địa nhất trong vùng và dặn cải táng cha Trần Hấp ở đó. Ông còn cho biết sau này dòng họ Trần sẽ phát, nhiều đời  làm vua nhờ sắc đẹp của một người con gái trong dòng họ.

Trần Hấp đã làm đúng như lời thầy địa lý dặn. Lịch sử ghi lại: Nguyên tổ Trần Lý, con của Thái tổ Trần Hấp, bắt đầu phát nghiệp ở đất Hưng Hà này. Con gái Trần Lý là Trần Thị Dung trở thành vợ thái tử Sảm, tức vua Lý Huệ Tông, người mở đường cho dòng họ Trần bước chân vào làm quan trong triều đại nhà Lý để có ngày dựng nên nghiệp đế.


Vì vậy, các vua Trần đã cho xây dựng tại nơi phát tích dựng nghiệp ở Thái Bình của ông cha mình một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần.



Lễ khai ấn đền Trần Nam Định. Ảnh: TTXVN


Khi các vị vua băng hà, hơn một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của nhiều vị vua đầu triều Trần. Nhiều hoàng hậu sau khi qua đời cũng được đưa về những lăng mộ ở đây. Còn ở Phủ Thiên Trường, nơi tọa lạc đền thờ các vua Trần ở Nam Định ngày nay, các vua Trần cho xây cung nghỉ dưỡng của các Thái thượng hoàng.


Như vậy, chính quyền tỉnh Thái Bình và các nhà sử học đã khẳng định “đất thánh” của triều Trần là Hưng Hà - Thái Bình chứ không phải nơi nào khác. Dấu tích 3 ngôi mộ có kích thước như 3 quả đồi  của 3 vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đang tồn tại trên cánh đồng rộng lớn đối diện ngôi đình đã khẳng định thêm điều đó.


Còn nhiều tranh cãi


Hội đền Trần là một trong những lễ hội lớn vào dịp đầu năm mới tại các tỉnh miền Bắc. Hằng năm, vào 23 giờ ngày 14 tháng giêng, hàng chục ngàn người đến các đền Trần để chiêm bái, đặc biệt ở đền Trần Nam Định.


Lễ khai ấn được xem là “linh hồn” của lễ hội đền Trần. Theo dân gian truyền tụng, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (nơi tọa lạc đền Trần Nam Định) và phong chức cho các quan, quân có công.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, đúng giờ Tý (23 giờ), các vua Trần lại “khai ấn” đánh dấu sự trở lại việc quốc sự của vua quan sau khi nghỉ Tết. Việc khai ấn cũng chính là công bố ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Quốc ấn của vua Trần được truyền tụng thuộc loại “tối linh”. Vài năm gần đây, lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định có sự tham dự của các vị lãnh đạo Trung ương.


Để không thua kém Nam Định, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng tổ chức lễ khai ấn đền Trần của tỉnh nhà từ năm 2010, mời lãnh đạo Trung ương về dự và khai ấn. Đền Trần Thái Bình nhờ đó bắt đầu được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng sau hàng chục năm gần như bị lãng quên. 


Việc tổ chức được lễ khai ấn tại đền Trần Thái Bình cũng là một câu chuyện dài. Theo một quan chức địa phương, để có ấn vua Trần, địa phương này tìm đến một người được dân môi giới giới thiệu là đang cất giữ ấn vua Trần. Người này đã phát tâm cúng dường cho đền Trần Thái Bình vì cho rằng nơi đây mới là “đất thánh” của triều Trần, chỉ nhận tượng trưng vài triệu đồng bù đắp công lao cất giữ bao đời nay.


Ấn tại đền Trần Nam Định và đền Trần Thái Bình có phải là ấn thật của vua Trần hay không, điều này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, ở Thái Bình người ta vẫn truyền tụng rằng ấn đền Trần Nam Định chỉ tốt cho những ai cầu thăng quan, tiến chức (?!); còn ấn đền Trần Thái Bình tốt cho ai cầu sức khỏe, bình an.

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tượng thần Bodhisattva ngồi, đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Khánh thành nhà dài dân tộc Cho Ro
tại xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Cracking Bamboo: Sự gặp gỡ của những nền văn hóa gốc

Mặc dù chỉ là buổi giới thiệu các ban nhạc, các nghệ sĩ của các quốc gia tham dự Liên hoan âm nhạc bộ gõ quốc tế nhưng số lượng khán giả đến xem đông chật sân Viện Goeth. Đây là chương trình chuẩn bị cho chuỗi biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Có thể bởi dư âm của sự thành công trong Liên hoan lần thứ nhất đã tạo nên ảnh hưởng lớn đối với công chúng yêu chuộng âm nhạc gõ.

Chọn gì để gửi tới 1.000 năm sau?

Nhằm giúp các thế hệ con cháu biết được quá khứ của cha ông, một dự án dài hơi mang tên Gửi tới mai sau đang được Quỹ Văn hóa Hà Nội và Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội thực hiện. Theo đó, 1.000 vật phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho cuộc sống văn hóa, khoa học và công nghệ của xã hội đương đại sẽ được lưu giữ trong một thiết bị đặc biệt, được hạ thổ vào ngày 10/10 tới. 1000 năm sau, các vật phẩm này sẽ được mang ra "giới thiệu" với cháu con. Vấn đề khó khăn hiện nay là chọn vật phẩm nào để gửi tới mai sau!

Tưởng tượng ra cả một nền văn hóa

Triển lãm Những chú thích về một nền văn hoá tưởng tượng của nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia) đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 16 tháng 4 năm 2010. Đây là trưng bày thứ 3 của bà ở Việt Nam và là trưng bày thứ 2 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tài trợ.

Sách mới: Sáng mãi tình cảm Bác Hồ

Tập sách ghi chép của nhà báo Hồng Khanh "Sáng mãi tình cảm Bác Hồ" vừa được Nhà xuất bản Thanh niên cho ra mắt bạn đọc đầu năm 2010. Cuốn sách được viết dưới dạng "Nhớ lại và suy nghĩ" về những tình cảm của Bác Hồ đối với Hà Nội và tình cảm của quân và dân Thủ đô đối với Bác Hồ và Ðảng kính yêu, qua lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Trân, một cán bộ lão thành cách mạng, từng đảm nhiệm các cương vị quan trọng của Ðảng và Nhà nước, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng và Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Khai kim bức tranh thêu "Hồn thiêng Đại Việt"

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành vừa tổ chức lễ "Khai kim" sản xuất bức tranh "Hồn Thiêng Đại Việt", bức tranh lớn nhất từ trước tới nay của loại hình thêu tay để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thay áo mới cho Bài hát Việt

Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục