Dù đã chuẩn bị từ hơn một năm trước song sự khan hiếm kịch bản hay đang đặt các nhà hát vào tình trạng bí bách. Không tìm được kịch bản tốt, thì việc dựng một vở kịch mới khó có hy vọng thành công.
Chỉ có 45 kịch bản sân khấu được gửi về tham dự cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động từ năm 2008. Theo nhận xét của lãnh đạo Bộ thì đây là con số quá ít ỏi so với số lượng hơn 200 hội viên là tác giả Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và rất nhiều cây bút tự do khác.
Điều đó cũng có nghĩa, cung về kịch bản sân khấu khó đáp ứng đủ cầu cho hầu hết các nhà hát, đoàn nghệ thuật trong cả nước đang rất muốn dựng kịch lịch sử nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Hơn nữa, không phải tất cả các kịch bản dự thi đều có thể dàn dựng hay tạo sự thu hút của công chúng.
Cảnh trong vở Trọn đời trung hiếu với Thăng Long. |
7 kịch bản được trao giải nhì, ba (không có giải nhất) thì có đến 5 kịch bản đã được các nhà hát thi nhau dựng khiến những đơn vị khác không biết phải đi tìm ở nguồn nào nữa. Trại sáng tác của Hội nghệ sĩ sân khấu hàng năm cũng không khá hơn bởi rất hiếm khi thu về những kịch bản hay. Thậm chí, đạo diễn Doãn Hoàng Giang còn thừa nhận, nhiều tác giả đã mòn cảm hứng nên đành sửa lại những kịch bản đã viết từ vài năm trước để gửi đến Hội. Căn bệnh “đói” kịch bản chất lượng khiến các nhà hát dở khóc dở mếu mỗi khi lên kế hoạch dựng vở, dù mỗi năm cũng chỉ một đến hai tác phẩm là nhiều.
Vì thế, một số Nhà hát vẫn loay hoay chưa biết tìm đâu ra kịch bản hay để dàn dựng cho ngày Đại lễ. Nhà hát chèo Việt Nam đã huy động tất cả anh em dốc sức tìm kiếm kịch bản "đáng giá" song sau nhiều tháng, đến nay họ vẫn đang “mò kim đáy bể”. “Mấy kịch bản được giải đã được các đơn vị khác dựng gần hết, các tác phẩm khác thì có vẻ khó để chuyển sang chèo”, ông Hà Quốc Minh, quyền Giám đốc nhà hát Chèo cho biết.
Cũng theo ông Minh, nếu từ nay đến tháng 6 mà chưa vẫn tìm được kịch bản ưng ý, thì Nhà hát đành dựng lại một tác phẩm cũ của tác giả Hàn Thái Du về danh nhân Nguyễn Trãi.
Nhà hát Tuổi Trẻ cũng tạm thời chưa thể hưởng ứng phong trào này vì chưa tìm được kịch bản phù hợp. Ông Trương Nhuận, phó giám đốc Nhà hát cho biết, tìm kịch bản hay đã khó, đặt các tác giả viết cũng không hề dễ dàng nên tạm thời đơn vị này tập trung chuẩn bị cho chương trình Lễ hội Đền Hùng.
Theo Vnn
Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao về một show diễn đặc biệt quy tụ số lượng khán giả lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam: xấp xỉ 50.000 người. Đó cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, trong một đêm nhạc người ta phải chứng kiến nhiều khán giả "phát cuồng" và ngất xỉu vì thần tượng đến vậy. Những gì diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình trong show diễn mở màn của chương trình MTV Exit tối 27/3 ấy đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về cái gọi là "văn hóa tôn sùng thần tượng" của giới trẻ hiện nay.
Đền thờ các vua Trần tại Thái Bình đã bắt đầu tổ chức lễ khai ấn từ năm nay, song song với đền Trần ở Nam Định
Ba sắc phong thời Tây Sơn vừa được các nhà nghiên cứu gia phả TP.HCM tìm thấy tại tộc họ Trương ở xã Ðức Hòa, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Mùa phim Tết xem như kết thúc. Các nhà làm phim Việt ngồi tổng kết lại và cảm thấy giật mình, thậm chí hoảng sợ bởi sự thắng - thua quá mỏng manh
Lần đầu tiên, nước ta tổ chức triển lãm cổ vật cổ đại "Từ châu thổ ra biển lớn", từ 2.2 - 2.5.2010 tại trụ sở của Hội Châu Á ở New York. Bà Melissa Chiu - GĐ Bảo tàng của Hội Châu Á, một trong những đơn vị tổ chức - phát biểu: "Giá như công chúng Mỹ biết đến văn hóa VN sớm hơn...".
Trong hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhà văn hóa có vai trò quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Mạng lưới nhà văn hóa làng, thôn, ấp, bản phát triển rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế đang đòi hỏi các nhà văn hóa hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn.