Làng văn hóa xóm Yên xã Kim Truy (Kim Bôi) tích cực xây dựng đời sống văn hoá.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Thận, Trưởng thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận của người dân, đời sống của bà con trong xóm không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 12%.
Đặc biệt, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, người dân tích cực thi đua lao động, sản xuất phát triển kinh tế, các hủ tục lạc hậu dần được xoá bỏ. Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo bà con tham gia, tình hình ANTT nông thôn ổn định. Nhờ đó, thôn được công nhận là khu dân cư tiến tiến với 75% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Bà Bùi Thị Tươi, Chủ tịch MTTQ huyện Kim Bôi cho biết: Trong những năm qua, cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện. Tại mỗi khu dân cư đều xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, nhiều khu dân cư đã thành lập được nhóm liên gia tư quản, tổ hòa giải mà nòng cốt là người cao tuổi, những người có uy tín trong khu dân cư, dòng tộc để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ mỗi gia đình, không để phát sinh những điểm nóng về trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, tại mỗi tổ dân phố, thôn, bản luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống truyền thanh của thị trấn, xã và các cuộc họp của dân. Năm 2009, toàn huyện có 202 khu dân cư không có tệ nạn mại dâm, 184 khu dân cư không có tệ nạn ma túy… Công tác thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, hiếu - hỉ cũng có chuyển biến tích cực.
Đến nay, hầu hết các thôn, xóm đã xây dựng được nhà văn hoá bằng nguồn đóng góp của người dân. Đây là nơi để bà con trao đổi, học hỏi cách thức làm kinh tế mới, sinh hoạt cộng đồng. Hàng năm, vào “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân”, MTTQ các cấp đều tổ chức để toàn dân sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao… tạo không gian vui chơi lành mạnh, qua đó vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều KDC tiêu biểu như: Làng văn hóa Bôi Cả, xã Nam Thượng; làng văn hóa Cóc Lẫm, xã Kim Truy; làng văn hóa xóm Bôi Câu (xã Kim Bôi)… Năm 2009, toàn huyện đã có 147 khu dân cư tiên tiến, 7.425 gia đình và 71 làng văn hóa. Với những kết quả trên, năm 2005, Uỷ ban MTTQ huyện Kim Bôi vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 3 năm liền (2006 – 2008) nhận bằng khen của Ủy ban MTTQ Việt Nam trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hồng Nhung
Ba sắc phong thời Tây Sơn vừa được các nhà nghiên cứu gia phả TP.HCM tìm thấy tại tộc họ Trương ở xã Ðức Hòa, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Mùa phim Tết xem như kết thúc. Các nhà làm phim Việt ngồi tổng kết lại và cảm thấy giật mình, thậm chí hoảng sợ bởi sự thắng - thua quá mỏng manh
Lần đầu tiên, nước ta tổ chức triển lãm cổ vật cổ đại "Từ châu thổ ra biển lớn", từ 2.2 - 2.5.2010 tại trụ sở của Hội Châu Á ở New York. Bà Melissa Chiu - GĐ Bảo tàng của Hội Châu Á, một trong những đơn vị tổ chức - phát biểu: "Giá như công chúng Mỹ biết đến văn hóa VN sớm hơn...".
Trong hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhà văn hóa có vai trò quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Mạng lưới nhà văn hóa làng, thôn, ấp, bản phát triển rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế đang đòi hỏi các nhà văn hóa hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn.
Mặc dù chỉ là buổi giới thiệu các ban nhạc, các nghệ sĩ của các quốc gia tham dự Liên hoan âm nhạc bộ gõ quốc tế nhưng số lượng khán giả đến xem đông chật sân Viện Goeth. Đây là chương trình chuẩn bị cho chuỗi biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Có thể bởi dư âm của sự thành công trong Liên hoan lần thứ nhất đã tạo nên ảnh hưởng lớn đối với công chúng yêu chuộng âm nhạc gõ.
Nhằm giúp các thế hệ con cháu biết được quá khứ của cha ông, một dự án dài hơi mang tên Gửi tới mai sau đang được Quỹ Văn hóa Hà Nội và Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội thực hiện. Theo đó, 1.000 vật phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho cuộc sống văn hóa, khoa học và công nghệ của xã hội đương đại sẽ được lưu giữ trong một thiết bị đặc biệt, được hạ thổ vào ngày 10/10 tới. 1000 năm sau, các vật phẩm này sẽ được mang ra "giới thiệu" với cháu con. Vấn đề khó khăn hiện nay là chọn vật phẩm nào để gửi tới mai sau!