Cảnh trong phim

Cảnh trong phim "Nhìn ra biển cả"

“Nhìn ra biển cả” là bộ phim mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được công chiếu rộng rãi trên các tỉnh thành cả nước trong Đợt chiếu phim kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước (30/4; 1/5; 7/5; 19/5).

Phim do Cục Điện ảnh đặt hàng Hãng phim Hội Điện ảnh sản xuất. Phim kể về thầy giáo Nguyễn Tất Thành trong những năm giảng dạy tại trường Dục Thanh (1908 - 1910).
Trước đó, khi còn là học sinh trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã làm thông ngôn giúp bà con nông dân, tiểu thương chống sưu cao thuế nặng nên bị đuổi học. Bước ngoặt này đã khiến Nguyễn Tất Thành bắt đầu rẽ sang một trang mới.

Nguyễn Tất Thành đã từ Huế đi khắp miền Nam Trung Bộ, chứng kiến cuộc sống lầm than, đau khổ của nhân dân ta dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Sau đó, Nguyễn Tất Thành được cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khi ấy làm Tri phủ huyện Bình Khê, Bình Định giới thiệu với người bạn thân thiết của mình là ông Hồ Bá Bang – Tổng lý Công ty nước mắm Liên Thành, là một trong 6 nhà sáng lập ra trường Dục Thanh để Nguyễn Tất Thành vào đó dạy học. Ở trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành vừa dạy học vừa tôi luyện, nung nấu ý chí tìm đường cứu dân, cứu nước...

 

  Nhân vật Nguyễn Tất Thành trong "Nhìn ra biển cả"

Bộ phim “Nhìn ra biển cả” còn có những trường đoạn dài khắc họa sinh động cuộc sống của thầy trò trường Dục Thanh, khắc họa những mối quan hệ giữa Nguyễn Tất Thành với các cộng sự, với các nhà chí sĩ, với những người thân trong gia đình và đặc biệt là với các học trò thân thiết của mình.

Dù chỉ dạy học ở trường Dục Thanh có một thời gian ngắn (2 năm), nhưng thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã để lại một dấu ấn khó phai trong tâm trí những người cộng sự cũng như các học trò của thầy Thành về cách sống, cách hành xử cũng như cách giảng dạy nhằm nâng cao trí, đức, thể, mỹ cho thế hệ trẻ nước nhà những năm đầu của thế kỷ XX.

Bộ phim khép lại với hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên thuyền vào Nam, bắt đầu một hành trình mới với ý chí “muốn làm việc lớn phải dám ra biển lớn”.

“Nhìn ra biển cả” được thực hiện bởi ê kíp dày dặn kinh nghiệm: đạo diễn, NSƯT Vũ Châu; Biên kịch: NSƯT Hồng Ngát; Quay phim: NSƯT Vũ Quốc Tuấn; Biên tập: PGS.TS Trần Luân Kim; Âm nhạc: nhạc sỹ An Thuyên...

Bộ phim “Nhìn ra biển cả” còn có sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi trong giới điện ảnh như: NSƯT Trung Anh vai ông Nguyễn Sinh Sắc, NSƯT Mạnh Cường vai ông Hồ Tá Bang - Tổng lý Công ty Nước mắm Liên Thành - một trong 6 người sáng lập nên trường Dục Thanh, NSƯT Thu Hà vai bà Hương Bình - một phụ nữ dòng Tôn Thất...

 

 

                                                                       Theo ĐCSVN

Các tin khác

Giáo sư sử học Lê Văn Lan.
Trẻ em rất cần có điểm vui chơi lành mạnh, bổ ích
Tái hiện lịch sử dựng xây đất nước của cha ông
Không có hình ảnh

“Cuộc chiến bản quyền” khốc liệt

Trong khi các đơn vị làm sách chân chính nỗ lực mua bản quyền của các nước, giới làm sách lậu lại ngang nhiên hưởng siêu lợi nhuận bằng cách làm sách giả

Triển lãm lịch sử chủ quyền biển đảo của Việt Nam

“Quảng Ngãi, Hoàng Sa, Trường Sa: Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam” là chủ đề của triển lãm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Phạm Văn Đồng khai mạc chiều 22/4.

Thi viết về sự hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc

Ngày 22-4, Báo Sức khỏe và Ðời sống phát động Cuộc thi viết về những người thầy thuốc với chủ đề "Sự hy sinh thầm lặng". Cuộc thi nhằm kịp thời ghi nhận và tôn vinh những đóng góp cao quý của các thế hệ thầy thuốc Việt Nam, những người đang ngày đêm chiến đấu để chiến thắng bệnh tật, giành lại sự sống và sức khỏe cho người bệnh. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng ngày, ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ biên giới tới hải đảo, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa... Ðồng thời động viên, khuyến khích và phát huy bản chất tốt đẹp, làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng trong tâm trí mỗi người dân.

Về Ninh Thuận thăm xứ sở xương rồng đỏ

(HBĐT) - Rời chiếc nôi của nền văn hoá Hoà Bình với những hang động, cổ vật ngàn năm tuổi, những làn điệu dân ca đằm thắm, trữ tình của các dân tộc vùng Tây bắc, những người làm báo Hoà Bình chúng tôi háo hức vượt qua chặng đường hàng nghìn cây số để đến với Ninh Thuận, xứ sở xương rồng đỏ, nơi có những tháp Chàm và văn hoá Chăm độc đáo.

Hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất

Ngày 21/4, tại cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cuộc hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra, đồng thời cũng là dịp hội ngộ các kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 19.

Sắc đẹp vào mùa thi

Các giải thưởng đưa ra cao ngất ngưởng để thu hút thí sinh dự thi, nhưng chất lượng thí sinh sẽ không cao vì cùng lúc diễn ra hai cuộc thi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục