Giáo sư Lê Xuân Tùng trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội và bản quyền tác giả cho Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị biểu dương tinh thần làm việc nhiệt tình, vượt khó, trí tuệ tâm huyết của các nghiên cứu, nhà khoa học tham gia biên soạn, hoàn thiện công trình Bách khoa thư Hà Nội, góp phần phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ngày 8/5, tại lễ tổng kết công trình Bách khoa thư Hà Nội, Hội đồng Biên soạn đã trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước.
Nhân dịp này, thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 24 cá nhân có thành tích trong biên soạn Bách khoa thư Hà Nội.
Giáo sư Lê Xuân Tùng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ nhiệm công trình biên soạn Bách khoa thư Hà Nội cho biết từ năm 1993, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội có chủ trương biên soạn Bách khoa thư Hà Nội, phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Cùng năm đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập Ban Chủ nhiệm công trình Bách khoa thư Hà Nội. Và năm năm sau, ngày 4/5/1998, Bộ Chính trị một lần nữa nhấn mạnh phải hoàn thiện Bộ Bách khoa thư Hà Nội.
Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập, với khoảng 8.000 trang in, bước đầu giới thiệu những thành tựu văn hóa, khoa học của Thủ đô suốt 1.000 năm qua (1010-2010); những tri thức về thiên nhiên, xã hội và con người Hà Nội trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, chính trị, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật.
Tri thức trong mỗi tập được trình bày theo ba cấp độ, từ tổng luận, khái quát toàn tập đến các chuyên mục nhỏ, các mục minh họa, phát triển các vấn đề cụ thể. Thông qua đó, những nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến được giới thiệu, phục vụ rộng rãi bạn đọc trong và ngoài nước.
Bách khoa thư là loại sách “vua của các sách công cụ,” nhằm tổng kết các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ yếu dựa vào các công trình đã được nghiên cứu và đánh giá, được xã hội thừa nhận./.
Theo TTXVN
Lễ hội làng sen 2010 diễn ra từ 15-20.5 tại huyện Nam Đàn, thành phố Vinh và một số địa phương khác của tỉnh Nghệ An nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam (1990-2010).
Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".
Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng Ðại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2010 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm "Các dân tộc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước" từ ngày 9 đến 14-5 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).
Sinh ra trong một gia đình trí thức, Đoàn Xuân Kiều (tên thật của Hoàng Công Khanh) tốt nghiệp tú tài triết học Pháp toàn phần, nhưng có niềm say mê đặc biệt với ngôn ngữ Hán Nôm nên đã tự mày mò học bộ môn này. Ông đọc nhiều sách và tự nhận mình bị “nhiễm” văn hóa của Pháp và Trung Quốc một cách sâu sắc. Ngày đi học ông cũng tập tành viết lách, đơn giản chỉ vì niềm vui thích chứ không ngờ đó lại là cái nghiệp gắn với mình suốt đời.
Hơn nửa thế kỷ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên độc giả Pháp được biết đến những câu chuyện sinh động, cụ thể và cảm động được kể lại bởi chính những "nhân chứng của đối phương" - những người đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.