Hai vở diễn mang màu sắc khác biệt: vở kịch - xiếc Bầy quỷ và viên ngọc thần và vở cải lương - xiếc Mụ phù thủy và chiếc đũa thần đang cùng lúc lên sàn tập, chuẩn bị ra mắt các em nhân Ngày quốc tế thiếu nhi. Ông Hồ Văn Thành - trưởng Đoàn Xiếc TP.HCM - cho biết:
Nghệ sĩ Vũ Thanh (trái) và diễn viên Đoàn Xiếc TP.HCM đang tập vở Bầy quỷ và viên ngọc thần - Ảnh: Đỗ Hạnh |
- Kịch - xiếc là loại hình chúng tôi bắt tay thực hiện vài năm nay, cũng có một số vở như Cậu bé rừng xanh, Cuộc phiêu lưu trên hoang đảo, Ngày hội rừng xanh, Những kẻ giấu mặt trong khu rừng, Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ... được khán giả nhí rất yêu thích. Bởi thế khi đạo diễn Hoàng Duẩn đưa ra lời đề nghị hợp tác, chúng tôi rất tán thành. Đây là vở diễn mà Duẩn ấp ủ nhiều năm nay, bản thân anh cũng có kinh nghiệm dựng nhiều vở kịch thiếu nhi.
Điều thuận lợi nữa là chúng tôi đã tìm được đối tác hỗ trợ thực hiện chương trình, Công ty Giờ Vàng sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí với vốn đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Có thể nói đây là lần đầu tiên một vở kịch - xiếc được thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
Còn vở cải lương - xiếc cũng là ý tưởng của tác giả Linh Trung ở Nhà hát Trần Hữu Trang. Đây là ý tưởng mới lạ, độc đáo, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nên chúng tôi rất hoan nghênh. Vở diễn sẽ do nhà hát và đoàn xiếc cùng đầu tư thực hiện với kinh phí dự tính tương đương vở kịch - xiếc nói trên.
* Đã có kinh nghiệm thực hiện một số vở kịch - xiếc, theo ông, người dàn dựng phải đối mặt với những khó khăn nào?
- Kịch nói và xiếc là hai loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ khá riêng biệt. Vì thế đòi hỏi người dàn dựng phải nghiên cứu thật kỹ để có thể phối hợp hai ngôn ngữ đó một cách hài hòa trong tổng thể vở diễn. Nếu đạo diễn không khéo sẽ dễ xảy ra tình trạng “phân khúc”: diễn xiếc một đoạn rồi ngừng để nhường chỗ cho kịch, kịch diễn xong lại đến xiếc!
* Bầy quỷ và viên ngọc thần lần này có gì khác so với những vở kịch - xiếc trước đây, thưa ông?
- Về cách thức thực hiện cũng giống những vở kịch - xiếc trước đây. Tuy nhiên, do vở mang màu sắc thần thoại nên lần này chúng tôi sẽ sử dụng một số màn diễn mà lần đầu tiên đoàn xiếc thực hiện, như diễn ảo thuật đổi mặt, muôn mặt khác nhau, xiếc trên lưới cá, xiếc trong vỏ ngọc trai...
* Hình thức cải lương - xiếc nghe có vẻ rất lạ lẫm và gây tò mò cho không ít người?
- Từ ngày xưa cải lương cũng đã sử dụng những hình thức như đu bay trên sân khấu trong những màn hóa phép, đánh kiếm... Nói vui thì đó cũng là cách làm xiếc đơn giản rồi! Giờ chúng tôi có ý định vận dụng nhiều hơn những màn xiếc vào cải lương, vừa là thể nghiệm làm mới, vừa tạo điều kiện cho khán giả nhí tiếp cận nghệ thuật truyền thống.
Theo Báo Tuoitre
Giữa làn sóng tràn vào Việt Nam của các tác phẩm âm nhạc, văn học nước ngoài, ý tưởng đưa tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài cũng bắt đầu được chú ý. Nhưng cũng từ đây, nhiều vấn đề đã phát sinh, như việc chuyển ngữ để khán giả, bạn đọc nước ngoài dễ tiếp nhận. Tuy nhiên, ở khâu đầu tiên này cũng nảy sinh những rắc rối liên quan đến bản quyền, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về luật để có thể quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".
Với chủ đề: "Làng nghề - Phố nghề - Ðất lề Kẻ chợ", lễ hội sẽ tái dựng một số không gian nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống tại Công viên Bách Thảo Hà Nội vào đầu tháng 10.
Không phải là những nhà điện ảnh gạo cội, không là những người được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh, bạn vẫn có cơ hội "chạm ngõ" nghề điện ảnh với những kết quả bất ngờ khi tham gia Dự án Chúng ta làm phim để trải nghiệm bốn vòng tròn hấp dẫn của cuộc chơi.
Lễ hội làng sen 2010 diễn ra từ 15-20.5 tại huyện Nam Đàn, thành phố Vinh và một số địa phương khác của tỉnh Nghệ An nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam (1990-2010).
Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".