Năm 1994, khi triển lãm “Tranh làng Cổ Đô” do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thì ngôi làng này được biết đến với cái tên “Làng họa sĩ”.
Để nuôi dưỡng những mầm non hội họa cho làng, năm 1996, những họa sĩ "xịn" của làng cùng nhau lập nên lớp học vẽ cho con em Cổ Đô.
Lớp học do họa sĩ Trần Hòa – hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng 4 họa sĩ, thầy giáo Hoàng Văn Việt, Phan Quang Tùng, Nguyễn Trường Yên, Phùng Duy Đức sáng lập ra từ năm 1996. |
Mỗi học viên được trang bị dụng cụ học tập hết gần 385.000 đồng/em/năm với bút, màu, giấy, giá vẽ… |
2 năm tuyển chọn 1 lần, mỗi lần tuyển chọn có tới 500 - 600 em học sinh tham gia nhưng chỉ chọn ra 60 em, chia làm 2 lớp học. |
Hiện Cổ Đô có 11 họa sĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, 3 hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Hà Nội. Hơn 30 người tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ ngành hội họa. Họa sĩ Hoàng Việt (trong ảnh) vừa giảng dạy môn họa tại trường THCS Cổ Đô vừa là người đứng lớp chính của lớp học vẽ này. |
Năm 2000, trong cuộc thi hội họa toàn tỉnh Hà Tây (cũ), hai em Hoàng Thị Giang đạt giải 3 với bức “Ngày mùa”, em Phùng Lương Thiện cũng đạt giải 3 với bức “Đi học mùa lũ”. Những năm gần đây, những cuộc thi cấp tỉnh, thành phố dành cho học sinh ít được tổ chức nên các em chủ yếu tập vẽ và tham dự những cuộc thi của làng tổ chức. |
Sau những buổi học, thầy và trò cùng thảo luận về sản phẩm. Bức nào đẹp sẽ được chọn dự thi hội họa làng Cổ Đô. |
Họa sĩ Trần Hòa là người thiết kế lôgô để sắp tới Cổ Đô sẽ thành lập làng nghề. |
Bảo tàng mỹ thuật làng Cổ Đô tọa lạc trên khuôn viên 2 hecta, được Nhà nước đầu tư 4 tỷ đồng, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 1/2010. Nơi đây sẽ tổ chức các cuộc thi, trưng bày các sản phẩm của các họa sĩ thành danh và tác phẩm của học viên lớp học vẽ. Tiền bán tranh được tái đầu tư cho lớp học vẽ |
Các em sẽ là những mầm non của làng nghề hội họa Cổ Đô trong tương lai? Theo Vnn |
Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".
Với chủ đề: "Làng nghề - Phố nghề - Ðất lề Kẻ chợ", lễ hội sẽ tái dựng một số không gian nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống tại Công viên Bách Thảo Hà Nội vào đầu tháng 10.
Không phải là những nhà điện ảnh gạo cội, không là những người được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh, bạn vẫn có cơ hội "chạm ngõ" nghề điện ảnh với những kết quả bất ngờ khi tham gia Dự án Chúng ta làm phim để trải nghiệm bốn vòng tròn hấp dẫn của cuộc chơi.
Lễ hội làng sen 2010 diễn ra từ 15-20.5 tại huyện Nam Đàn, thành phố Vinh và một số địa phương khác của tỉnh Nghệ An nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam (1990-2010).
Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".
Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô.