Bao năm nay, tấm lòng hồn hậu của ông Hà Công Nhấm là sản phẩm du lịch đặc biệt khiến nhiều du khách nước ngoài ấn tượng
(HBĐT) - “Cặp bánh chưng là lý do khiến đôi vợ chồng người Pháp đó quay trở lại nhà tôi…”. Ông Hà Văn Cương ở xóm Văn, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu không khỏi xúc động khi kể câu chuyện cũ, câu chuyện đã giúp ông thấm thía được sâu sắc giá trị của chữ “tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng…
Tủm tỉm cười, ông Hà Văn Cương kể lại: Lúc đó, một tiếng nước ngoài bẻ đôi không biết nên tôi không hỏi được tên của họ. Chỉ biết họ là người Pháp. Họ nghỉ tại nhà tôi một đêm, vào dịp giáp Tết cách đây 3 – 4 năm tôi không nhớ rõ. Vì bất đồng ngôn ngữ nên câu chuyện giữa chủ nhà và khách hầu như chỉ có những cái gật đầu hoặc lắc đầu xuê xoa. Nụ cười là cách hiệu quả nhất để biểu đạt thiện chí giao tiếp. Lúc giới thiệu cho họ cách dệt vải thổ cẩm, tôi cũng chỉ biết nhờ cử chỉ của chân tay nhưng nhận thấy rõ ràng sự thích thú của họ. Hôm sau họ về, gia đình biếu họ một cặp bánh chưng ăn Tết, và rối rít “méc-xi” theo họ vì cứ tưởng “méc-xi” nghĩa là “tạm biệt”! (méc-xi (merci), tiếng Pháp nghĩa là “cảm ơn” – NV). Gần hai năm sau, đôi vợ chồng đó quay trở lại nhà tôi. Lần này họ đi theo tour Hà Nội – Sơn La, lịch trình chỉ ghé qua Bản Lác và không ngủ lại nên họ tranh thủ vào chào gia đình. Tôi thực sự bất ngờ và xúc động khi nghe họ ngọng nghịu nói vài từ tiếng Việt: “Bánh chưng… Cảm ơn…”.
“Hoá ra, cặp bánh chưng mà gia đình biếu khách tuy chỉ là món quà hết sức giản dị nhưng chứa đựng bên trong là tấm lòng thơm thảo khiến họ cảm kích và vẫn nhớ tới gia đình khi có dịp quay trở lại…”. Nhấp thêm một ngụm nước vối, ông Cương chia sẻ: Câu chuyện đã giúp tôi thấm thía hơn ý nghĩa của chữ “tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng. Chữ “tâm” ở đây không phải chỉ là tấm chân tình của người dân bản xứ mà đã trở thành một sản phẩm văn hoá đặc biệt, có sức lay động con tim và khắc sâu vào lòng du khách ấn tượng về một miền đất giàu bản sắc dân tộc với những con người hồn hậu, yêu hoà bình… Chữ “tâm” đó, theo ông Hà Văn Cương “không một dịch vụ du lịch nào có thể thay thế được”!
Làm du lịch cộng đồng suốt mấy chục năm nay, có lẽ chính chữ “tâm” đã tạo nên mối cơ duyên đặc biệt cho ngôi nhà sàn nho nhỏ của ông Hà Công Nhấm ở bản Lác. Ông Nhấm khẳng định: “Du lịch cộng đồng không chấp nhận sự hời hợt và qua quít. Cái cốt là phải tôn trọng khách. Cái cần là phải nhẫn nại, khiêm tốn, nhiệt tình và tế nhị. Làm gì cũng phải có tâm. Làm du lịch cộng đồng lại càng cần đưa chữ “tâm” lên làm đầu”.
Bao lâu nay, bản Lác và bản Văn là hai trong số ít ỏi các bản làng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ta biết khai thác thế mạnh sẵn có để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Cùng với bầu không khí trong lành, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi mát, cùng với xóm làng sạch sẽ và thanh bình, đặc biệt là với tấm lòng thơm thảo, khoáng đạt đầy nét đặc trưng của người dân miền sơn cước, các hộ gia đình người Thái nơi đây đã chuyên tâm làm du lịch với sản phẩm du lịch đặc trưng là nếp sinh hoạt hàng ngày, là bản sắc văn hoá vốn dĩ vẫn luôn thường trực trong cuộc sống của họ. Bằng cách giới thiệu bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình qua những sản phẩm du lịch mang đậm hơi thở cuộc sống như dệt vải, thêu thùa, làm chăn bông, đan lát…, họ đã làm du lịch trong chính ngôi nhà sàn của mình với một tấm chân tình mộc mạc.
Mỗi tấm lòng thơm thảo của người dân nơi đây như một cánh hoa ban phơn phớt mang tới cảm giác dịu mát và yên lành khi du khách đặt chân đến Mai Châu. Đó sẽ là những nét chấm phá đặc biệt khiến bức tranh du lịch cộng đồng của Mai Châu thêm ấn tượng./.
Thu Trang
(HBĐT) - Ai đã từng một lần đến với Cao Phong, một lần được thưởng thức tiết mục hoà tấu cồng chiêng do các thiếu nữ Mường Thàng duyên dáng thể hiện sẽ có ấn tượng rất đặc biệt và thêm nhiều lưu luyến với mảnh đất này.
Nhiều hiện vật quý tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang bong tróc, nhưng việc bảo quản chủ yếu mới bằng phương pháp thủ công
Giờ đây ai bước ra đường phố Hà Nội cũng đều bị choáng ngợp và có cảm giác bức bí vì những biển hiệu cồng kềnh và loè loẹt trước nhiều cửa hàng, dãy phố. Mười năm qua ở những thành phố lớn, thị trường hàng hoá bùng lên mạnh mẽ, kèm theo đó là những biển hiệu quá khổ, lộn xộn về hình thức. Còn nội dung không ít nơi lẫn lộn giữa biển hiệu và quảng cáo, dẫn đến vi phạm luật lệ, thể hiện một sự cạnh tranh không lành mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Dường như ông chủ nào cũng muốn gào lên qua biển hiệu để xưng danh, càng to càng tốt, gây phản cảm cho mọi người...
Đi và chứng kiến cảnh du lịch thực tế mới thấy tại sao du khách ức chế, than phiền và nhiều người trong số họ kháo nhau chỉ nên đi du lịch trong nước một lần.
Chiếc trống đồng cổ phát hiện ở núi Pha Dơn (Thanh Hoá), có đường kính mặt trống là 45cm, chiều cao thân là 35cm, nặng 25kg.
(HBĐT) - Theo quy định giờ làm việc mùa Hè buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ. Cơ quan tôi ai nấy đều chấp hành rất nghiêm túc, đến đúng giờ cất xe máy gọn gàng vào ga ra rồi lượn một vòng qua phòng hành chính giống như "điểm danh" rồi lần lượt "lẩn" đi ăn sáng. Nếu bình thường chỉ bát phở hay đĩa bún và cộng cả thời gian đi - về thì nhanh cũng mất 30 phút. Hôm nào "bốc" lên năm bảy người tụ họp nhau tại quán "Tiết canh lòng lợn" để "chén chú chén anh" thì ăn xong bữa sáng cũng ngót nghét 8 giờ.