Để làm được một bộ phim lịch sử “ra hồn”, cần đến rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cái tưởng như quan trọng nhất là vốn, lại được các nhà làm phim thống nhất không phải là yếu tố quyết định.
Cái khó “bó” nhà làm phim
Những cái khó thuộc về vật chất, kỹ thuật… được các nhà làm phim xếp xuống phía sau. Khó khăn lớn nhất hiện nay, theo nhiều nhà làm phim nhận định, là về con người. Đạo diễn Hà Sơn nhận định: “Công nghệ và tiền bạc chưa bao giờ là yếu tố quyết định một bộ phim”.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát thẳng thắn: “Chúng ta chưa bao giờ thiếu đam mê để làm phim lịch sử. Vấn đề là trách nhiệm của người quản lý, có khuyến khích, thúc đẩy được đam mê đó không. Chẳng hạn như việc chuẩn bị kịch bản cho phim truyện nhựa mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, các nhà biên kịch, nghệ sĩ, họa sĩ, nhà làm phim… đã mất rất nhiều công sức, nhưng chỉ cần một cái lệnh “giãn tiến độ”, tất cả coi như bỏ đi hết. Kết quả là chúng ta không có phim truyện nhựa mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong khi chỉ còn ba tháng nữa. Chúng ta như người có lỗi, mặc dù đã có sự chuẩn bị từ cách đây bảy năm”. Bà Ngát khẳng định: “Nếu thiếu kinh phí, chúng ta vẫn đi làm phim. Vốn đầu tư sẽ huy động được từ nhiều nơi, phim sẽ làm theo kiểu xã hội hóa. 30 tỷ, 70 tỷ cũng có thể huy động được. Mong có nhà quản lý tâm huyết với phim lịch sử, thì chúng ta sẽ làm được phim”.
Nhà văn, nhà biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh nêu ra thêm một vài khó khăn khi làm phim lịch sử: “Kinh phí cho phim lịch sử đã ít, lại còn bị xé nhỏ ra nhiều khoản chi không vào phim, rồi phục trang, đạo cụ không có chuẩn mực để thống nhất”. Ông cũng bổ sung: “Phim lịch sử là đề tài hay, nhưng không ít nhà làm phim e ngại bởi làm xong chắc chắn bị chê. Mỗi hình tượng, nhân vật lịch sử đều đã quá quen thuộc với khán giả, vì vậy, các nhà làm phim phải thỏa mãn mọi nhu cầu của khán giả về hình tượng đó”.
NSND Trần Thế Dân cũng chung ý kiến này khi cho rằng, lịch sử vốn đã có nhiều tranh cãi, huống hồ phim lịch sử lại là tác phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Ông Trần Thế Dân kể lại, mỗi khi phim qua Hội đồng thẩm định xét duyệt, có khi từng câu thoại cũng bị bắt bẻ, trong khi nếu để nguyên lời thoại thì không ai hiểu được do ngôn ngữ cổ, vì vậy mới phải viết lại theo ngôn ngữ ngày nay để khán giả hiểu được. Phim lịch sử phải có những đặc trưng để thuyết phục người xem tin rằng đó là lịch sử, nhưng trong thực tế, những đặc trưng đó lai là sáng tác của nhà biên kịch, đạo diễn, họa sĩ, phục trang, đạo cụ… vì vậy, người sáng tác cũng phải có tầm.
Cái tầm của người sáng tác mà NSND Trần Thế Dân nói đến ở đây có liên quan đến nhân tố con người, cũng là khó khăn lớn nhất nhiều nhà làm phim đề cập đến. Đạo diễn Trần Duy Hinh nói: “Chúng ta đi từ giữa, không có bước chuẩn bị về con người, từ trường Sân khấu điện ảnh trở đi. Các nhà biên kịch thành danh không phải ai cũng viết được kịch bản phim truyện lịch sử, phải có kiến thức và sự chuẩn bị lâu dài. Chúng ta chưa bồi dưỡng được tài năng. Trước hết phải chuẩn bị về đào tạo con người, rồi sau đó mới đến tiền”. Nhân lực chính là thứ mà điện ảnh Việt Nam đang thiếu nhất hiện nay, nhưng lại chưa có kế hoạch bổ sung.
Đã đến lúc phải có một trường quay
Đó là ý kiến của nhiều nghệ sĩ, nhà biên kịch khi đề cập đến tình trạng vay mượn, chắp vá để tạo nên được bối cảnh cho một bộ phim lịch sử. Nhà văn, nhà biên kịch Đình Kính cho rằng, không có trường quay, không thể làm phim hay được. Ông cho rằng, Cục Điện ảnh, với tư cách là cơ quan quản lý, nên tận dụng những bối cảnh, phục trang và đạo cụ nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Nhà văn đưa ra một thí dụ đáng tiếc, hồi Pháp sang Việt Nam làm phim Điện Biên Phủ, có dựng một trường quay ở Hòa Bình, ta không tranh thủ xin lại nên sau khi quay xong họ đã gỡ đi hết, rất phí.
Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc khẳng định: “Vấn đề cốt tử là phải có phim trường, không có thì làm phim kiểu gì cũng chỉ là manh mún, tủn mủn”. Ông đưa ra thí dụ, phim “Lều chõng” của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có cách làm rất thông minh, lại toát lên được vẻ thuần Việt, nhưng bối cảnh còn “lèo tèo, cỏ giả quá” do ít tiền.
Ông nhận xét, phim trường được xây dựng không chỉ để phục vụ mỗi việc làm phim, mà còn có thể dùng vào khai thác du lịch, phục vụ khách tham quan, như kinh nghiệm của nhiều phim trường ở nước ngoài. Làm phim trường nên tận dụng thiên nhiên, biến thành một quần thể khép kín, như một mô hình thành phố điện ảnh.
Nhà biên kịch này cho rằng, Cổ Loa chỉ đủ để quay nội cảnh, nên cần phải xây một phim trường ngoại cảnh ở phía nam do điều kiện thời tiết phù hợp: nắng quanh năm, bão ít... Ông cũng đưa ra ý tưởng, Cục Điện ảnh nên xin được cấp khoảng 1.000 ha đất ở Phan Thiết, vừa xây dựng trường quay, vừa khai thác du lịch sẽ rất tốt. Ông nhấn mạnh “Sống chết cũng phải có phim trường”.
Bản thân Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh cũng công nhận việc thiếu một trường quay chuyên nghiệp ảnh hưởng nhiều tới việc làm phim lịch sử: “Thiếu thốn của chúng ta là hệ thống phim trường chưa có, trong khi nhìn sang Trung Quốc, họ có trường quay cho từng thời kỳ lịch sử Minh, Thanh, Đường...”
Khó khăn lớn nhất của phim truyện lịch sử không phải là vốn, và ai cũng nhìn thấy rõ, đó là thiếu một chiến lược lâu dài, chuẩn bị và xây dựng cả về cơ sở kỹ thuật lẫn con người. Và có lẽ, cũng còn lâu lâu nữa, phim truyện lịch sử Việt Nam vẫn còn phải “đào lên bới xuống” mà chưa thể tìm ra được giải pháp hữu hiệu.
Theo Báo Nhandan
Ngoại trừ Phan Thị Hương Giang - Á khôi 2 cuộc thi Nữ hoàng trang sức 2009 được đặc cách vào vòng chung kết toàn quốc, gần 150 thí sinh khu vực phía Bắc đã có hai buổi thi sơ khảo và 20 người được chọn vào vòng thi bán kết sẽ diễn ra vào ngày 22 tới.
Ngày 12-7, tại Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Dự hội thảo có đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu, giảng dạy văn học nghệ thuật (VHNT), các nhà quản lý báo chí trong nước. GS-TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Trưởng ban chỉ đạo hội thảo.
“Những nhà văn có kinh nghiệm, nhiều vốn sống thì không tìm được bút pháp mới để tải những gì mình muốn viết, trong khi lớp trẻ thừa năng lực thì nhiều khi sống vội vã, hời hợt đến không có gì để viết”. Đó là nhận định của nhà văn Nguyễn Quang Lập
Dịp hè 2010, các em thiếu nhi có thêm một lựa chọn nữa trong vui chơi giải trí, đó là bộ truyện tranh cổ tích do Nhã Nam biên soạn và ấn hành.
(HBĐT) - Kỳ nghỉ hè năm học 2009 – 2010 của các em thiếu nhi huyện Lạc Sơn đã được gần 2 tháng. Tuy nhiên, sinh hoạt hè cho thiếu nhi vẫn đang là sân chơi còn bỏ ngỏ khi chưa có sự vào cuộc của tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như sự chung tay góp sức của toàn xã hội
Dưới dạng phim DVD, hàng chục bộ phim truyện Việt Nam hay vừa có mặt trên thị trường băng đĩa, đã gây được sự chú ý mới của khán giả. Trước thềm Đại hội Điện ảnh Việt Nam sắp diễn ra vào đầu tuần tới ở Hà Nội, những kỷ niệm về chuyện nghề phim của NSND Trà Giang, NSND Thế Anh và ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh trong buổi giao lưu mới đây, càng tạo được tình cảm trân trọng và ý nghĩa thú vị của khán giả về phim Việt Nam.