Dân ta phải biết sử ta – điều đó tưởng như là hiển nhiên nhưng thực tế một bộ phận công chúng đang lơ mơ lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi sự kiện trọng đại của dân tộc sắp diễn ra: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì không phải ai cũng nắm được lịch sử của vùng đất linh kiệt này, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc về vấn đề này.

Từng là giáo viên dạy môn lịch sử, sau này ông lại nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Hà Nội. Theo ông vì sao hiện nay học sinh không thích học môn lịch sử Việt Nam?

Không thể nói học sinh không thích học lịch sử mà do mục tiêu đi học đã đẩy các em tới chỗ không còn thời gian quan tâm đến lịch sử VN. Phần lớn các em đi học bây giờ bị chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường chi phối, học chỉ cốt để thi đỗ vào trường đại học, giúp họ sau này có nghề để mưu sinh tốt hơn. Tư tưởng của học sinh hiện nay nói chung là như vậy, không lưu tâm lắm đến những môn không phục vụ việc thi cử, bao nhiêu thời gian dồn cho những môn trọng tâm thi nên xao nhãng môn lịch sử. Thực ra các em là người VN, là con em của chúng ta, chắc chắn họ không bao giờ muốn quên cội nguồn, quên quá khứ oai hùng của dân tộc, mục đích của việc đi học đã đẩy các em vào tình trạng như vậy.

 Ông Nguyễn Vinh Phúc (bên phải ảnh) đi tìm hiểu nghề làm giấy cỏ của một gia đình ở Bưởi.      Ảnh: CTV

Thăng Long – Hà Nội đang tiến rất gần đến đích 1000 năm, có điều là nhiều học sinh  đang ngồi trên ghế nhà trường còn lơ mơ về lịch sử của chính mảnh đất này.

Đó chính là hậu quả  của việc học theo mục đích thực dụng. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đối với các em cũng chỉ là dịp ôn lại quá khứ và việc học về quá khứ cũng chỉ là một sự trang trí cho tri thức. Bởi có nắm vững về lịch sử Thăng Long – Hà Nội để rồi đi thi tiếng Anh, tiếng Pháp, thi toán lý hóa thì điều ấy có tác dụng gì.

Tuy nhiên ngành giáo dục trong mươi năm trở lại đây, tức là từ năm 2000, khi kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội thì Sở Giáo dục Hà Nội, dù rằng không đưa nổi  môn Hà Nội học vào chương trình nhưng cũng soạn được bộ lịch sử cho mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông về Hà Nội. Đó cũng là một cách truyền tình yêu lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội cho học sinh. Chắc chắn các em khi được học 3 bộ sử đó thì trong lòng cũng xao động trước lịch sử hào hùng, huy hoàng của Thăng Long – Hà Nội.

Có người nói chúng ta đã thất bại trong việc dạy môn lịch sử để bây giờ đa số lớp trẻ VN thuộc sử nước ngoài hơn sử VN. Theo ông nguyên nhân do đâu?

Phần lớn học sinh không có thời gian  đọc thêm lịch sử VN, lịch sử Hà Nội bởi họ phải dành nhiều thời gian cho việc học và đọc các môn đi thi. Nhưng mặt khác thì  sách viết về lịch sử Hà Nội chưa có nhiều. Năm 1960 có bộ Lịch sử thủ đô Hà Nội của nhóm cụ Trần Huy Liệu, năm 1984 có bộ Hà Nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đến tận 2005 mới có bộ Lịch sử Thăng Long – Hà Nội của tôi, GS. Trần Văn Lan và Nguyễn Vinh Tường. Gần đây có tái bản nhiều, nhưng nhìn chung sách về Hà Nội ít quá. Những sách đó viết ra cũng chưa cuốn hút người đọc. Nó mới ở dạng thông sử giản biên. Ở các nước như Trung Quốc, Pháp chẳng hạn, có nhiều sách dạy lịch sử rất sinh động, đôi khi họ đưa những truyện cổ, những giai thoại vào sách lịch sử để hấp dẫn học sinh. Hoặc trong bức ảnh các nhân vật lịch sử, họ phân tích tướng mạo, tả ông gian thần thế nào, ông Napoleon ra sao..., đúng sai chưa biết nhưng học sinh rất dễ nhớ. Ở ta chưa có thể loại đó. Sách về lịch sử Hà Nội đã ít, lại không hấp dẫn nên học sinh dễ quên lãng.

Vậy theo ông nên dạy về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thế nào?

Nói một cách thẳng thắn, thầy giáo dạy sử bây giờ không phải ai cũng hết lòng yêu dải đất, con người Hà Nội. Muốn nắm vững về văn hóa Hà Nội phải yêu Hà Nội lắm. Một Hà Nội tráng lệ, huy hoàng và một Hà Nội lầm than, cơ cực đều phải biết – có như vậy mới viết ra được những dòng chữ tâm huyết về Hà Nội, có sức sống mới lôi cuốn được học sinh. Hiện nay sách viết về Hà Nội còn hiếm và yếu, nhưng có ai dạy tư về Hà Nội đâu. Giáo viên thiếu tài liệu để dạy và bản thân nhiều giáo viên cũng chưa hiểu hết về Hà Nội nên không truyền được cho học sinh lòng yêu mến thực sự về Hà Nội. Muốn cải thiện tình trạng này phải tạo cho thầy cô những công cụ tốt, phải có cái gậy dẫn đường đến tình yêu Hà Nội. Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đài Truyền hình VN mới có gameshow Hà Nội 36 phố phường và Thăng Long nhân kiệt, đây cũng là cách rất tốt bổ trợ những kiến thức về Thăng Long – Hà Nội.

Ông có kiến nghị gì khi mà thời điểm Đại lễ đã đến rất gần?

Còn ngót 100 ngày nữa thôi nhưng không phải chúng ta cứ hối hả làm mà được. Ngành giáo dục phải nhìn nhận lại cách dạy của thầy và cách học của trò. Đây là vấn đề lớn của xã hội. Tôi nghĩ hiện nay mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục còn chưa được chuẩn thì riêng môn lịch sử làm sao chính xác được. Người viết sách lịch sử cũng phải nâng cao tay nghề, làm sao cho những dòng chữ không phải là những hóa thạch trên trang giấy mà phải có hồn. Người dạy thì cũng phải cảm được cái hồn đó và truyền cho học sinh bằng sự đam mê của mình.

Xin cảm ơn ông!

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Tiểu phẩm Chống bạo lực gia đình của đội xã Dân Chủ đã để lại ấn tượng cho Ban giám khảo và khán giả
Nguyễn Phan Chánh - Chơi ô ăn quan - lụa.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bắt đầu tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010

Ngày 14-7, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đã tổ chức họp báo giới thiệu về công tác tổ chức. Cuộc thi năm nay có chủ đề “Phụ nữ Việt Nam- nghìn năm hương sắc” đã bắt đầu các vòng thi tại cấp cơ sở để chuẩn bị cho vòng chung kết diễn ra từ ngày 1 đến 15-8 tới tại Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Làm phim lịch sử: Khó nhất không phải là vốn

Để làm được một bộ phim lịch sử “ra hồn”, cần đến rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cái tưởng như quan trọng nhất là vốn, lại được các nhà làm phim thống nhất không phải là yếu tố quyết định.

Tiểu thuyết Việt bế tắc? Cần một cuộc “lột xác”

Văn học đang ở thời phải đợi - đợi sự phát triển - nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ

Hội Nhà văn phải là một sân chơi ấm áp, nghĩa tình

Có lẽ chỉ nước mình mới có nhiều Hội cùng tồn tại đến thế: Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, Hội Sân khấu, Hội Nhiếp ảnh, Hội Tạo hình... Đó là còn chưa kể hàng loạt những hội ngành nghề khác như Hội Nông dân, Hội Hữu nghị, Hội Nuôi ong, Hội Trồng trọt... Điều đó chứng tỏ mức quan tâm rất chu đáo của Đảng và Nhà nước trước những công việc thuộc về cõi sáng tạo và văn hoá nhạy cảm, nhọc nhằn, rất khổ ải và cô đơn.

Thành phố Hoà Bình: Khơi dậy phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Bằng nhiều nỗ lực trong việc thành lập các câu lạc bộ, phục dựng lễ hội, hỗ trợ kinh phí mua sắm đạo cụ... phong trào văn nghệ quần chúng được khơi dậy và phát triển rộng khắp các địa bàn xã, phường của thành phố Hoà Bình.

87.279 gia đình hội viên nông dân đăng ký đạt hộ gia đình văn hoá

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, phong trào “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được triển khai sâu rộng đến hội viên hội nông dân các cấp trên địa bàn toàn tỉnh. Đã có 87.279 gia đình hội viên hội nông dân đăng ký đạt hộ gia đình văn hoá, có 1.300 chi hội đăng ký đạt làng, bản văn hoá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục