Hơn 200 tay chiêng huyện Cao Phong tham gia biểu diễn tại Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IV

Hơn 200 tay chiêng huyện Cao Phong tham gia biểu diễn tại Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IV

(HBĐT) - Hơn 80 tuổi, tóc bạc, chân chậm nhưng mỗi khi nhắc đến thường rang, bọ mẹng hay nghe thấy tiếng cồng chiêng thì đôi mắt cụ Bùi Văn Hin ở xóm Rú 5, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong lại sáng lên. Cụ bảo đó là thứ ánh sáng đặc biệt – ánh sáng của tình yêu văn hóa truyền thống dân tộc.

 

Chúng tôi may mắn được gặp cụ tại buổi toạ đàm bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể, phi vật thể do phòng VH-TT huyện Cao Phong phối hợp cùng Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình tổ chức tại xã Thu Phong. Biết cụ là nghệ nhân nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên trước giọng hát mượt mà, khỏe khoắn và đầy cảm xúc của cụ. “Có người ngồi nghe, tôi có thể hát cả ngày mà không chán. Vì vậy mà tôi sẵn sàng vượt qua chặng đường xa gập ghềnh để về đây biểu diễn cho mọi người nghe, xem. Chính văn hóa văn nghệ dân tộc đã làm trẻ hóa tâm hồn người già này.” – cụ Hin tâm sự. Ở vùng Mường Thàng có hàng chục nghệ nhân như vậy.

 

Cao Phong – Mường Thàng là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh với đa số là người dân tộc Mường. Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này đã từng được biết đến bởi phong trào gìn giữ cồng chiêng với số lượng khoảng trên 1.000 chiếc. Các xã đều có đội văn nghệ tích cực tham gia luyện tập và biểu diễn tại các dịp kỷ niệm lớn của huyện, tỉnh với vài trăm tay chiêng. Lễ hội Khai Xuân tại xã Xuân Phong thu hút đông đảo bà con trong vùng tới tham gia với những nghi lễ, trò chơi đậm chất truyền thống như đánh đu, ném còn, bắn nỏ... Lễ hội Đền Bờ, xã Thung Nai làm lưu luyến bước chân du khách gần, xa. Đến Mường Thàng những ngày kỷ niệm, dịp Tết, lễ hội được ngắm nhìn các bà, các cô và cả các thiếu nữ duyên dáng trong bộ trang phục dân tộc truyền thống bước ra từ ngôi nhà sàn. Không ấn tượng sao được trước tấm cạp váy thổ cẩm, bộ xà tích bạc và chiếc khăn trắng trên mái tóc dài thướt tha. Nghe tiếng cồng chiêng ngân nga như dòng suối mát quê hương, lúc bay bổng, lúc dặt dìu, lúc lại ầm ào như suối ngàn, lúc khoan thai, nhẹ nhõm, vui tươi mà không muốn rời chân. Với đồng bào Mường, có chiếc chiêng trong nhà như có một vật báu bởi luôn được gần gũi với tinh thần của cộng đồng. Đến một số xóm ở các xã vùng cao như Yên Thượng, Yên Lập, người dân vẫn còn giữ phong tục đẹp ngả nón chào khi gặp nhau. Không chỉ những giá trị văn hóa phi vật thể mà các giá trị văn hoá vật thể gắn với đặc trưng và quá trình phát triển của vùng Mường Thàng cũng được  huyện quan tâm gìn giữ và phát triển. Huyện đã hoàn thiện quần thể di tích lịch sử văn hoá chiến khu Thạch Yên – Cao Phong tại xóm Khánh, xã Yên Thượng. Bên cạnh đó là các di tích gắn với văn hoá truyền thống như sự tích vườn hoa núi cối thuộc xã Tân Phong, di tích cách mạng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh), di tích Đền Bờ (xã Thung Nai).

 

Tuy nhiên, trước sự phát triển, hội nhập KT-XH, các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một. Số người tâm huyết với văn hóa văn nghệ dân tộc như cụ Bùi Văn Hin tại mảnh đất Mường Thàng không còn nhiều. “Các cụ thì cứ già mãi đi, cánh trẻ thì nhiều đứa không muốn nghe chúng tôi hát, lại cứ bật cái loại nhạc đập bùng bùng rung hết cả nhà, nghe không hiểu gì. Chúng cũng không còn thiết tha mặc trang phục dân tộc. Đám cưới thì phần nhiều đã bị “Kinh hóa”. Chưa kể nếp nhà sàn cũng dần vắng bóng sau những lũy tre của bản làng. – nghệ nhân Bùi Văn Hin trăn trở. Đó cũng chính là những mặt trái, nguy cơ từ việc hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa. Nhưng quan trọng là phải biết tận dụng cơ hội để phát huy, bổ sung các giá trị tốt,  loại bỏ hủ tục lạc hậu. Từ đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc như tinh thần hội nghị T.Ư 5, khóa VIII.

 

Đứng trước thách thức đó, huyện đã xây dựng Đề án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá - thể thao các dân tộc giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Xây dựng kế hoạch sưu tầm để phục dựng lễ hội Mường Thàng tại xã Dũng Phong. Truyền dạy hát thường rang, bộ mẹng từ các nghệ nhân cho thế hệ trẻ. Tổ chức các hội thi, trong đó tiêu chí chấm điểm phải có các tiết mục về văn hóa truyền thống... Việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn truyền thống, ngoài trách nhiệm của ngành VH-TT&DL cần có sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

                                                                                                         

 

                                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Họa sĩ Đào Hải Phong
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trào lưu tự biến mình thành bản sao thần tượng phim ảnh

Khi một bộ phim Hàn gây sốt được chiếu trên truyền hình, nhiều người đi đường ở TP HCM lại bắt gặp nhan nhản những "bản sao" hàng loạt của nhân vật chính trong phim. Mắt của Kim Tae Hee, mũi của Han Ga In, môi của Kim Hye Soo, quần áo thì theo phong cách bohemian của Moon Geun Young, còn tính cách thì y hệt Jeon Ji Hyun trong phim “Cô nàng ngổ ngáo”… nhiều bạn trẻ giờ đây không còn nhận ra đâu là con người thật của chính mình.

 “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”

(HBĐT) - Tích xưa kể lại rằng Đại lễ Vu Lan bắt nguồn khi Đức Phật Bản sư – người đã dạy đạo hiếu và giúp cho Bồ tát Mục Kiều Liên giải thoát mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ - đi hành hoá (giáo hóa). Trên đường đi hành hoá, thấy một đống xương khô bên đường, Đức Phật liền đảnh lễ (cúi lạy).

Chương trình Âm nhạc của tôi tháng 8: Mùa lá bay

Với chủ đề: Mùa lá bay, chương trình “Âm nhạc của tôi” tháng 8 sẽ là cuộc hội ngộ của những giọng ca đang được yêu thích hiện nay, cùng những tình khúc làm say đắm lòng người.

Xã hội hóa biểu diễn tới đâu?

Phải nhìn nhận làm nghệ thuật không thể không theo hướng thị trường vì thị trường chính là vấn đề cốt lõi trong chủ trương xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn

Làm phim độc lập: Tay không bắt giặc

Làm phim độc lập gần như giống với tay không bắt giặc. Từ xuất phát điểm là số không để có được thành công và quan trọng hơn hết là để phim của mình được công nhận.

Triển lãm ảnh mừng tuổi 20 của CLB nhiếp ảnh nữ Hải Âu

CLB nhiếp ảnh nữ Hải Âu vừa khai mạc triển lãm ảnh mừng tuổi 20 của mình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang tên “Hà Nội - Những góc nhìn”. Đây cũng là hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long của CLB Hải Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục