Từ 1 đến 10/10, hàng loạt các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với quy mô lớn sẽ diễn ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Ngày 1/10, ngày đầu tiên của 10 ngày Đại lễ, có tới gần chục sự kiện.

Sự kiện đầu tiên là Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội  được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ diễn ra vào sáng 1/10.

Chiều và tối cùng ngày sẽ có các sự kiện: “Triển lãm các tác phẩm văn học nghệ thuật qua các thời kỳ” tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, do Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức; Khai mạc “Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam và Thăng Long-Hà Nội” tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Bên cạnh đó còn có một số hoạt động khác như khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội; khai mạc Tuần lễ phim lịch sử cách mạng, Lễ hội “Đêm Hồ Gươm lung linh” và biểu diễn nghệ thuật tại năm sân khấu quanh hồ Hoàn kiếm, Chương trình hòa nhạc hội nhập quốc tế - Niềm tin hướng tới tương lai do nghệ sĩ Đặng Thái Sơn biểu diễn, cũng sẽ đồng loạt diễn ra tại nhiều điểm ở trung tâm Thủ đô.

Ngày 2/10, tại Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa Thành cổ Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khánh thành Nhà hát công nhân Hà Nội.

Trong ngày 2/10 cũng diễn ra các sự kiện như Lễ ra mắt tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến; Khai mạc liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long-Hà Nội; Công bố công trình nghiên cứu khoa học tổng quan về Hà Nội; Lễ hội Rồng; biểu diễn ca khúc chọn lọc mới về Hà Nội.

Sáng 3/10, Lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn sẽ diễn ra tại Công viên Thống nhất; Giải chạy truyền thống Báo Hà Nội mới Vì hòa bình xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Buổi tối là Chương trình nghệ thuật Thăng Long-Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh tại Sân khấu khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Ngày 4/10, Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng" sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn.

Các hoạt động khác cũng sẽ diễn ra cùng ngày gồm khánh thành Cung trí thức Thành phố tại Quận Cầu Giấy; Khai mạc Triển lãm “Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam” tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Khai mạc Triển lãm Các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam; Khai mạc Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long-Hà Nội tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long-Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ diễn ra vào tối 4/10.

Ngày 5/10, Lễ khánh thành Tượng đài Thánh Gióng sẽ diễn ra tại Sóc Sơn. Sự kiện giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng diễn ra tại đường Yên Phụ; Triển lãm nghề gốm Bát Tràng - Cổ truyền và hiện đại (Bát Tràng Gia Lâm); Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long-Hà Nội (Cung Hữu nghị).

Tại Nhà hát lớn có Biểu diễn âm nhạc của các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam. Khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm có chương trình ca nhạc tổng hợp Hùng khí Thăng Long-Bài ca đất nước.

Sáng 6/10, Liên hoan nghệ thuật diều Hà Nội sẽ được khai mạc tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình; biểu diễn võ thuật cổ truyền hào khí Thăng Long (Nhà thi đấu thể thao Quần ngựa, Ba Đình); Khánh thành Bảo tàng Hà Nội và Khai mạc Triển lãm Hà Nội xưa.

Tối cùng ngày, Liên hoan ẩm thực Hà Thành sẽ được khai mạc tại Công viên nước Hồ Tây.

Ngày 7/10, có các sự kiện: Tổng kết và trao giải cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Hà Nội - Điểm hẹn của bạn”; Khai mạc Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô văn hiến, anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Buổi tối có biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát lớn.

Ngày 8/10, Chương trình văn hóa-nghệ thuật của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại các sân khấu ngoài trời xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm trên địa bàn Thủ đô sẽ diễn ra vào buổi sáng; sự kiện Lễ khánh thành Công viên Hòa Bình (Xuân Đỉnh, Từ Liêm); khánh thành Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội (Mỹ Đình, Từ Liêm).

Tối cùng ngày có Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước trên Quảng trường Cách mạng. Đồng thời, Chương trình giao lưu Thăng Long - Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1.000 anh hùng và Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

Ngày 9/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội và lãnh đạo 62 tỉnh, thành phố vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sáng cùng ngày cũng sẽ diễn ra Lễ động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long, khánh thành Nhà hát Đại Nam. Buổi tối có chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại nhiều sân khấu ngoài trời trên địa bàn thành phố.

Ngày 10/10, từ 8 giờ, lễ míttinh trọng thể, diễu binh,
diễu hành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với sự tham gia của 31.000 người sẽ diễn ra trên Quảng trường Ba Đình.

Tối 10/10, Đêm hội Văn hóa-Nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ tưng bừng diễn ra trên Sân vận động quốc gia Mỹ Đình./.

                                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .
Phan Hòa (vai Thái hậu Dương Vân Nga) và Hoàng Hải (vai Lê Hoàn) trong phim.
Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương,
tác phẩm đoạt giải nhất.
Không có hình ảnh

Xóm Mời Mít, Xã Yên Mông: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.

Người Hà Nội với điện ảnh

Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Rộn ràng Đại lễ: Chớ quên sức hút chợ đêm phố cổ

Sáu năm nay, người dân Thủ đô và khách đến Hà Nội đã quen với việc có một chợ đêm để dạo chơi và mua sắm. Nhiều người khi nhắc đến chợ đêm Hà Nội vẫn mong muốn sẽ có một chợ đêm hoạt động đầy hấp dẫn mà quy củ.

Tặng phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm bằng gốm lớn nhất

Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Chị dâu em chồng thời hiện đại

(HBĐT) - Dân gian ta xưa vẫn có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng”. Lâu nay, mâu thuẫn giữa em chồng và chị dâu vẫn luôn là đề tài chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, cũng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa chị dâu em chồng liệu có thay đổi?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục