Trong lĩnh vực giao thông, một vấn đề nhức nhối là số vụ tai nạn thường xuyên xảy ra, trong đó có những vụ tai nạn nghiêm trọng cướp đi sinh mạng hàng chục người
Ngoài nguyên nhân do cơ sở hạ tầng của ngành giao thông chưa đáp ứng kịp nhu cầu đi lại của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước, còn có một nguyên nhân khác sâu xa tưởng như vô hình đó là chưa thực hiện tốt văn hóa giao thông.
Ðể có văn hóa giao thông, trước hết người tham gia giao thông phải là người có văn hóa, nghiêm túc thực hiện Luật giao thông. Những hành vi hằng ngày chúng ta thường bắt gặp trên đường phố như: Vượt đèn đỏ, say rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao thông, phóng nhanh, lạng lách, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, chen lấn xô đẩy đều là những hành vi vô văn hóa thường gây ra tai nạn xe cộ không chỉ cho bản thân mà còn đem đến tai họa cho nhiều người khác. Chỉ cần tránh một người hàng rong quảy quang gánh cồng kềnh hoặc là một người đi xe đạp nghênh ngang đã có nhiều người đi xe máy đâm vào cây, lao lên vỉa hè hoặc đâm vào nhiều người khác đi đúng đường. Không ít người lái xe con phóng nhanh ra khỏi làn đường quy định hoặc cố vượt đường xe lửa đã gây tai nạn thảm khốc. Người ta thường nói, cứ nhìn cung cách đi đường là thấy được tính cách, phẩm chất của người tham gia giao thông. Văn hóa giao thông đối với những người sử dụng phương tiện giao thông thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, chúng ta rất cảm phục trước tinh thần dũng cảm của người lái xe lửa đã ghì phanh cho đến phút chót và bị thương nặng nhưng đã cứu được hàng trăm hành khách đi trên tàu. Trong khi đó, có những người chở đò ngang hám lợi, coi thường sinh mạng của con người chất khách quá tải, mặc dù biết là nguy hiểm, đã làm thuyền chìm gây ra bao cái chết thương tâm. Cũng vì hám lợi, nhiều chiếc xe khách nêm chặt người rồi phóng bạt mạng, tranh cướp khách, bắt khách phải ăn 'cơm tù'. Còn những người tham gia làm ra phương tiện giao thông nếu không có ý thức nghề nghiệp cũng gieo tai họa trên những con đường làm dối, làm ẩu, đến sạt lở, nhiều hố ga không đậy nắp, không có cảnh báo, vật liệu để bừa bãi đã gây tai nạn cho người đi đường. Các chủ phương tiện không chịu sửa chữa, kiểm tra thường xuyên để cho phương tiện hư hỏng, không bảo đảm an toàn dễ gây tai nạn cho khách. Tất cả những hành vi đó là phi văn hóa, vô đạo đức nghề nghiệp. Những người điều khiển phương tiện giao thông chở khách phải nhận thức rằng, mình làm một công việc hệ trọng liên quan đến tính mạng của nhiều người. Tất cả hành khách như đang gửi tính mạng của mình trên đường đi cho họ. Từ đó mới có lòng quý trọng con người, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Làm sao để trên lĩnh vực giao thông có nhiều cử chỉ đẹp với những hành vi văn hóa của con người.
Văn hóa giao thông không những chỉ góp phần làm giảm tai nạn giao thông mà còn tôn thêm vẻ đẹp của đất nước, của các đô thị. Người ta thường nói, giao thông là bộ mặt văn hóa của một đất nước, một đô thị, đồng thời biểu hiện rõ nhất trình độ văn hóa của nhân dân, trình độ của các nhà quản lý. Tham gia giao thông chính là sinh hoạt cộng đồng thường xuyên hằng ngày với quy mô rộng lớn. Chính ở môi trường ấy, mỗi cá thể sẽ bộc lộ phẩm chất văn hóa, ý thức cộng đồng của mình. Một đô thị văn minh không thể không có văn hóa giao thông. Nó tác động mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới đặc biệt giúp cho du lịch phát triển. Việc đi lại an toàn cùng những con người lịch lãm có văn hóa về ý thức nhân văn trên đường đi là yếu tố hấp dẫn du khách quốc tế đến Việt Nam.
Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thực hiện dự án Văn hóa giao thông. Dự án được thực hiện lâu dài, giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015. Dự án có hai nội dung cơ bản: Thứ nhất là tuyên truyền phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện cho cộng đồng có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn và tự nguyện tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Thứ hai là xây dựng ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, thái độ ứng xử văn hóa của con người khi tham gia giao thông, một trong những nơi bộc lộ rõ trình độ văn hóa, văn minh của một xã hội, một đất nước.
Tạo ra văn hóa giao thông không thể ngày một ngày hai mà cần cả một thời gian, thậm chí cả một thế hệ cùng với việc phát triển hạ tầng cơ sở giao thông cần phải tích cực xây dựng chiến lược giáo dục văn hóa giao thông cho cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả ngay từ bây giờ.
Theo ND
Tiến hành từ năm 2003, Dự án tu bổ nhóm tháp G Khu di tích Mỹ Sơn vừa hoàn tất giai đoạn II.
Tại Công văn số 8775/VPCP-KGVX, Văn phòng Chính phủ cho biết Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa cho ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sỹ."
Theo ca sĩ Phương Thanh: “Công tâm nhận định, chưa chắc các cựu binh vượt qua được tân binh”
Xây dựng một nền văn hóa đọc phát triển là mong muốn chung của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, làm cách nào để có thể tạo dựng được một xã hội mê đọc sách, có trình độ văn hóa trong việc lựa chọn, thưởng thức, cảm nhận và áp dụng những điều tốt đẹp mà sách mang lại là điều không đơn giản
Đầu năm 2011, bộ phim mới Ma thuật ngoại truyện (Life Is A Miracle) của đạo diễn Trung Quốc Cố Trường Vệ kể về một mối tình lãng mạn đầy cay đắng của 2 người trẻ nhiễm AIDS sẽ có mặt ở rạp chiếu ở Đại lục. Phim do Chương Tử Di và Quách Phú Thành thủ vai chính. Điều đáng nói là dự án điện ảnh này có sự tham gia của 6 người dương tính với HIV và cuộc đời của họ đã được ghi lại trong phim tài liệu Together.
Cuộc thi viết về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần này đã thu hút được một số lượng lớn các tác phẩm dự thi của nhiều cây bút trẻ, dù ít dù nhiều, họ đã làm nên không khí văn chương sôi nổi và đa diện cũng như một cách nhìn mới với một đề tài vốn được coi là dành cho những nhà văn lão làng.