Nhà thơ Đinh Đăng Lượng.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng.

(HBĐT) - Tự bạch trong cuốn kỷ yếu “Những nhà văn hiện đại Việt Nam” (Hội Nhà văn xuất bản năm 2010), nhà thơ dân tộc Mường Đinh Đăng Lượng đã thổ lộ: “Tôi nhận ra, chỉ có thông qua sáng tác, mình mới có cơ hội giãi bày được tấm lòng mình… cả những buồn vui, lo toan và cả khát vọng… Với những sáng tác đó, bây giờ gặp lại bạn bè, người quen, họ không còn nhớ tôi đã làm gì trước đó. Họ chỉ nhớ tôi là nhà văn, nhà thơ và tôi thấy đó là hạnh phúc”.

 

Một ngày đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhóm sinh viên Đại học tổng hợp Hà Nội (cũ) rủ nhau đạp xe vào Sở Văn hóa - Thông tin Hà Sơn Bình ở thị xã Hà Đông để nghe nói chuyện về thơ, văn tỉnh nhà. Thời điểm đó, các nhà văn, nhà thơ “ở phía” Hòa Bình thường được nhắc đến như Hà Trung Nghĩa, Quách Ngọc Thiên, Phạm Ngọc Chiểu…     

 

Hôm đó, vài người nhắc đến một kỹ sư ở Nhà máy giấy Kỳ Sơn, một hồn thơ nồng hậu bên dòng sông Đà trong tập thơ in chung in chung  “Hội cồng mùa xuân”(Hà Sơn Bình năm 1978 với Thế Mạc, Đào Ngọc Chung). Cách nhìn, cách cảm của chàng kỹ sự về quê hương, về con người nơi anh sống, làm việc có một điều gì đó “không giống” với nhiều nhà thơ dân tộc khác. Anh nói cho chính anh hiểu, cho bà con bản Mường quê anh đọc và đồng cảm; anh nói bằng giọng điệu vốn có của mình. Hãy cùng cảm câu thơ anh viết trong bài Về thăm biển lần đầu: “Chỉ thấy sóng như luống cày của bố/ Mặt biển phẳng bằng như nong phơi lúa/Ngấn nước xanh chàm như áo mẹ tôi”, hay bức tranh chợ vùng cao với nhiều gam màu, âm thanh của “Phiên chợ Tết”. .

     

Không được học hành, nghiên cứu bài bản về lý luận văn chương, nhưng đó lại là “lợi thế” để ông không bị cái lý luận sơ cứng soi rọi mà hồn nhiên bắt rễ vào đời sống. Mà ở đây, chính là đời sống văn hoá, với những bản sắc của người Mường nói riêng và đồng bào các dân tộc Hoà Bình nói chung. Đó là cội nguồn, tổ tiên cần tri ân, biết đến và hành động. Con người không thể “rời” khỏi chính mình: “Cây chu đồng...Vằng vặc toả bóng xuống 4 Mường/ Bám rễ sâu nơi đèo cao, đất dốc/ Rễ dài hơn suối nước/Lá cành che hết cánh đồng Bi, Vang”; “ Trong ánh sáng tia chớp, những đêm trăng ngàn/Để nuôi nòi giống, họ hàng”. Quê hương, làng bản, con người Hoà Bình xuất hiện dày đặc trong hầu hết các tập thơ của ông; có những nỗi niềm, tâm tư cần chia sẻ. Nhiều hình ảnh thân thương được nhà thơ nâng giấc, vỗ về và lưu giữ như: “ Lời mẹ hát ru”, “ Đi khắp bốn Mường”, “Bên bếp lửa”, “Bông cơm, trái lúa của làng”. Nhà thơ mạnh ở những bài thơ thể tự do.

 

Gần 40 năm mải miết trên “cánh đồng thơ ca”, để rồi hôm nay, khi đang ở tuổi 63, khi đã rời khỏi chính trường, ông đã có 4 tập thơ “nặng tay” cùng nhiều tập in chung với các tác giả khác (như Hội cồng mùa xuân, Núi mọc trong mặt gương, Rừng sáng...). Những tập thơ in riêng của nhà thơ có thể kể như “ Người ở đầu nguồn”, “Bóng cây Chu Đồng”, “Hồn chiêng”, “Cánh đồng dàn mải miết”. Từ giải A thi sáng tác thơ Hà Sơn Bình (năm 1977), đến nay nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã có nhiều giải thưởng quan trọng như giải ba (Giải thưởng văn nghệ 10 năm tỉnh Hòa Bình 1991-2001), giải nhất giải thưởng văn nghệ 5 năm tỉnh Hòa Bình, giải C, hội đồng giải thưởng Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam(năm 2005). Từ sau thời kỳ tái lập tỉnh, anh sáng tác và đăng khá đều trên Báo Hòa Bình, Văn nghệ Hòa Bình. Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), được đọc, ngâm trên chương trình văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2006, với những đóng góp của mình, nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (là một trong 5 nhà thơ dân tộc Mường trong toàn quốc).

                                                                                               

                                                                                        Quang Phương

 

Các tin khác

36 thí sinh nam, nữ tham gia trình diễn trang phục dân tộc
Bảo tàng Hà Nội, Công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Ảnh: Internet
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xem chèo dẫn lối vào thơ Bác

Tối 13-1, Nhà hát Chèo Việt Nam đã có buổi diễn vở "Những vần thơ thép" mở màn các hoạt động của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) chào mừng Đại hội XI của Đảng. Khán giả đã được dẫn dắt đến với những vần thơ hào sảng của Bác Hồ trong tập "Nhật ký trong tù".

Xã Hợp Thịnh chung tay xây dựng nhà văn hóa thôn bản

(HBĐT) - Hối hả, khẩn trương với hàng trăm ánh mặt rạng ngời là không khí lao động của người dân xóm Giếng 2, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tại công trình nhà văn hóa (NVH) thôn bản những ngày cận Tết. ông Nguyễn Quốc Hùng, Bí thư chi bộ xóm hồ hởi: Chỉ vài ngày nữa, công trình này sẽ hoàn thành, thoả niềm mong mỏi của hơn 50 hộ gia đình. Từ nay trở đi, chốn sinh hoạt, hội họp, vui chơi của dân làng sẽ không còn nan giải nữa.

Cù nèo vàng 2010: nhiều bất ngờ

Hôm nay 14-1-2010, báo Tuổi Trẻ Cười công bố kết quả giải thưởng Cù nèo vàng năm 2010. Theo đó, ba gương mặt đoạt giải lần này là nghệ sĩ Ái Như, NSƯT Thành Hội và tác giả Vương Huyền Cơ.

Được sống và kể lại nhận giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM

Chiều 13-1, ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM họp phiên cuối cùng để ra quyết định trao giải thưởng văn học hằng năm. Theo đó, giải thưởng được trao cho nhà điêu khắc Trần Luân Tín với tác phẩm Được sống và kể lại (NXB Văn Hóa Sài Gòn).

Nóng thị trường album đầu năm: Liệu có “đầu voi đuôi chuột”?

Đầu năm, thị trường âm nhạc lại “dậy sóng” với hàng loạt album của các ca sĩ. Đây là thời điểm thích hợp để các ca sĩ ra album, điều này là dễ hiểu. Nhưng có một sự thật đáng buồn là thị trường âm nhạc Việt Nam cũng chỉ “sôi động” vào đầu năm thôi, có lẽ điều đó là chưa đủ.

Qua “cầu” du lịch, đến gần nhau hơn

Góp phần vào sự phát triển nền kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thời gian qua, ngành du lịch đã hoàn thành tốt sứ mệnh mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Tầm vóc và vị thế Việt Nam ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục