Theo tin từ Tổng cục Du lịch (TCDL), trong năm 2011, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá cho hai sự kiện lớn là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên và Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ bảy (diễn ra từ ngày 14 đến 17-9).
Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên là một trong hai sự kiện lớn được quảng bá để thu hút khách du lịch.
Mới đây, tại Diễn đàn du lịch ASEAN và Hội chợ Travex 2011 diễn ra tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), TCDL đã tổ chức giới thiệu, quảng bá hai sự kiện này. Thời gian tới, hai sự kiện trên sẽ tiếp tục được quảng bá tại các thị trường tiềm năng, truyền thống, thị trường gần, được quan tâm như: Trung Quốc, Tây Âu, Đông Bắc Á... Theo TCDL, năm 2010 ngành du lịch thu hút hơn 5 triệu lượt khách quốc tế nhờ vào việc tổ chức các sự kiện lớn như: Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội và Năm Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Chính vì vậy, việc quảng bá thành công hai sự kiện chính của ngành du lịch trong năm 2011 sẽ thu hút khách nước ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn.
Theo Tổng cục Du lịch, Năm Du lịch quốc gia (DLQG) Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên năm 2011 sẽ được xây dựng thành hình mẫu với nhiều điểm mới sáng tạo, hấp dẫn với chủ đề "Du lịch biển đảo". Nếu như mọi năm trước, sự kiện này do một địa phương đăng cai, thì Năm DLQG 2011 được tổ chức tại 8 tỉnh, trong đó Phú Yên là đơn vị tổ chức chính. Để chuẩn bị cho Năm DLQG 2011, tỉnh Phú Yên đã tập trung phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở lưu trú. Một số dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao đã đi vào hoạt động như: khách sạn Sài Gòn - Phú Yên, CenDeluxe - Thuận Thảo, Long Beach… Như vậy, trong Năm DLQG 2011, Phú Yên sẽ có gần 100 cơ sở lưu trú cùng hơn 10 khu, điểm du lịch, vui chơi, giải trí đi vào hoạt động với hơn 2.500 buồng phòng, trong đó có 900 buồng phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên.
Theo HaNoiMoi
Trong tâm thức dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có được một cái phúc lớn, có phúc nên mới được sống lâu, mới có con cháu đề huề. Mừng thọ cũng chính là mừng cái phúc ấy.
(HBĐT)- Đã nhiều lần lên thăm Hoà Bình Phật Quang tự, nhưng cảm xúc khi đứng dưới mái nhà Phật giáo trong khoảnh khắc giao thời thì thật bồi hồi, khó tả. Có lẽ, trong khoảnh khắc thiêng liêng này, mỗi phật tử đến đây đều đã gác lại những ganh đua, đuổi bắt để tĩnh tâm rong ruổi tìm lại sự bình yên trong tâm thức.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: ”Tết là dịp để phô bày những thành quả, sản phẩm của lao động như bày mâm ngũ quả, làm các loại bánh, nấu cỗ...Tết còn nhằm sự lý giải hoà đồng giữa các cá nhân và gia tộc, xóm làng, cũng như giữa con người và thiên nhiên”
Bị “mê hoặc” bởi sự độc đáo của ngày Tết Việt Nam, chị Jennifer Fossenbell, người Mỹ, đã đi tìm hiểu xem liệu những nét truyền thống của Tết Việt có bị mai một. Dân trí xin giới thiệu bài viết của chị.
Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.
(HBĐT) - Cuối tháng 10/2010, Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, tiền thân là đoàn văn công nhân dân Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn (1960-2010).