Âm sắc núi rừng. Ảnh Quốc Dũng (TTV)
(HBĐT)- Là người con của đất Mường, từ khi sinh ra đã thấy niềm tự hào trong đó. Có lẽ bởi vậy mà những thi sĩ của đất Mường dù thả hồn theo mây, gió, theo dòng chảy của thời gian cũng không quên nhớ về nguồn cội. Bản sắc khó phôi pha ấy đã tạo nên chất liệu cho thơ với ngàn vạn lời hay, ý đẹp tồn tại mãi với thời gian.
Nhà sàn - nét văn hoá đặc trưng của người Mường đã đi vào thi ca đẹp như huyền thoại, xa đấy những cũng thật gần gũi thân quen. Nhà sàn được làm bằng: “Những thân rừng dựng cao chiều núi/ Những nứa, tre lóng mốt, lóng đôi” và “tàu cọ, phên tranh đan mưa, đan nắng”... (Nhà sàn - Lò Cao Nhum). Trong nếp nhà sàn ấy là bếp lửa bập bùng ngày đêm, là tiếng đùa vui của con trẻ, là lời răn dạy của người già. Nhà sàn có gian trong, gian ngoài và mỗi thành viên, mỗi thế hệ trong gia đình được sắp xếp theo thứ tự: “Đàn ông voóng ngoài/ Đàn bà voóng trong/ Con trai xếp bằng/ Con gái xếp mái...” Lời thơ mộc mạc, dung dị nhưng đã miêu tả được những nét đặc trưng trong sinh hoạt của người Mường bên nếp nhà sàn truyền thống.
Đất Mường hiếu khách nhưng không ai đón khách quá vồ vập, vồn vã mà chỉ thể hiện bằng những ánh mắt, cử chỉ, nhẹ nhàng. Để khách Mường trên, Mường dưới không nỡ “hiểu nhầm” thiện ý chủ nhà, thi sĩ Bùi Minh Chức, người con của đất Mường đã mượn lời thiếu nữ đưa vào thơ đôi lời nhắn gửi: “Đến đất Mường em/ Cũng thành hào hoa/ Mường em có bến nước/ Gột sạch hết bụi đường/ Mường em có khung dệt/ Làm lành mọi tả tơi” (Khách Mường). Lời mời gọi thật ngọt ngào, sâu lắng mang theo cả khung trời hứa hẹn, nhưng vẫn không quên kèm theo lời nhắc nhở: Khi làm khách Mường em anh ơi/ Đừng có rửa chân phía trên bến nước/ Đừng quay lưng vào bóng núi/ Khi uống ngụm nước suối/ Phải hiểu lòng trắng trong/ Khi ngồi hát với em/ Phải ngồi xa một sải... bởi vì... Khi làm khách Mường em anh ơi/ Thì anh làm khách cả Mường em đấy”. “Lời thơ nhẹ nhàng, tươi vui nhưng vẫn thể hiện nét đằm thắm, nết na, thùy mị của người thiếu nữ. Cả bài thơ muốn nói lên lời nhắn gửi của người thiếu nữ rằng: đất Mường em có tinh thần cộng đồng sâu sắc và cả cộng đồng người ấy trong đó có “em” luôn tự hào với những phong tục đẹp đã làm nên tên đất, tên Mường. Bởi đó là nét văn hóa riêng cần được trân trọng.
Trong giao tiếp hàng ngày, người Mường vẫn hay dùng lối nói ẩn dụ, gần xa nhưng đôi khi cũng hết sức chân thành, mộc mạc: “ Trâu ra đồng ăn cỏ/ Người đến nhà ăn cơm/ Lý lẽ thật giản đơn/ Lời mời thật mộc mạc/ Chân đã leo thang gác/ Đừng vội bước quay lui...” Mộc mạc đấy, đơn giản đấy nhưng luôn sâu nặng nghĩa tình. Đọc câu thơ dù người quen hay lạ có thiện chí hay không cũng hiểu được tấm chân tình của người dân đất Mường: Lời quê Mường mộc mạc/ Lòng người Mường ấm áp/ Tình đất Mường chân thành... (Lời quê - Bùi Văn Duôi). Bằng sự cảm nhận tinh tế của mình về những dư âm của cuộc sống, tác giả đã bộc lộ hết tình đất, tình Mường trong từng câu thơ chắc, gọn.
Cũng bàn về phong tục, tập quán, cách ứng xử của người Mường, nhà thơ Đinh Đăng Lượng phác họa lên bức chân dung của người cao tuổi: Luôn nhìn xa, trông rộng, trăn trở với việc nuôi dạy cháu con sống sao cho hợp đạo lý: “... Người có tuổi biết ngó lui, nhìn tới/ Nuốt trăm lời giận để nói một lời thương/ Nhắc cháu con: ăn xem nồi, ngồi xem hướng/Lội qua con suối lo người mường dưới nước chẳng còn trong...”
Có nhiều cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bằng những lời hay, ý đẹp, những tứ thơ ngọt ngào, đằm thắm, những thi sỹ của đất Mường đã lưu lại nét văn hóa ứng xử, những phong tục đẹp để truyền tới muôn đời sau.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Xuân về sớm hơn với bản Mông bởi năm nào cũng vậy, Tết của dân tộc Mông được tổ chức trước Tết Nguyên đán một tháng. Thời gian Tết Mông diễn ra trong ba ngày đầu tháng Chạp, nhưng không khí Tết thì kéo dài tới cả tháng. Vào những ngày này, trên khắp các bản làng người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập bầu không khí Tết, tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu khắp các sườn núi...
(HBĐT) - Người vùng cao xưa nay đi chợ không chỉ để bán, mua mà còn để giao lưu, gặp gỡ bạn bè, cùng hàn huyên bên chén rượu nồng. Phiên chợ ngày thường vốn đã đông vui, chợ phiên ngày Tết lại càng bội phần tấp nập.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch (TCDL), trong năm 2011, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá cho hai sự kiện lớn là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên và Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ bảy (diễn ra từ ngày 14 đến 17-9).
Tết vốn được xem là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất trong năm cho điện ảnh và kịch nói. Những ngày Tết Tân Mão vừa kết thúc cũng là lúc các rạp chiếu, sân khấu trình làng những báo cáo hết sức khả quan, không chỉ mang ý nghĩa về doanh thu mà còn chứng tỏ sức hút đối với công chúng.
(HBĐT) - Tết đến, xuân về, trong bộn bề công việc chị em tôi vẫn không quên nhắc nhau sắm xanh đồ lễ để về quê chúc thọ ông bà. Không phải là mâm cao cỗ đầy, hay những lễ vật ngọc ngà cháu báu mà có thể chỉ là chiếc khăn, tấm áo, bức tranh... không nặng về vật chất nhưng nặng nghĩa, nặng tình.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà ai ai cũng háo hức mong chờ những ngày Tết đến thế! Sau một năm bận rộn, nhà nhà dọn dẹp chuẩn bị đón chào năm mới, quây quần bên mâm cơm cuối năm... Song, ý nghĩa hơn cả trong mỗi dịp này là được đi thăm hỏi người thân, bè bạn..., mừng tuổi đầu năm trở thành nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.