Tết vốn được xem là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất trong năm cho điện ảnh và kịch nói. Những ngày Tết Tân Mão vừa kết thúc cũng là lúc các rạp chiếu, sân khấu trình làng những báo cáo hết sức khả quan, không chỉ mang ý nghĩa về doanh thu mà còn chứng tỏ sức hút đối với công chúng.

 

Cụm rạp Megastar Hùng Vương mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách, tăng 20% so với ngày thường. Trong khi đó, các sân khấu kịch luôn trong tình trạng quá tải, khán giả muốn có được chiếc vé để xem đều phải đặt mua từ rất sớm.

“Bóng ma” thắng lớn

Phim Tết năm nay được giới thiệu là cuộc đua lớn giữa ba phim nội và ba phim ngoại, nhưng thực chất, chỉ có ba phim cạnh tranh sổi nổi là Bóng ma học đường 3D (hãng phim Thiên Ngân), Cô dâu đại chiến (Saiga, BHD) và một “ngoại binh” Tangled (Walt Disney). Sự góp mặt của ba bộ phim còn lại gồm Thiên sứ 99 (Phước Sang), Green Hornet Little Fockers chỉ mang ý nghĩa làm phong phú thêm cho chương trình phim Tết mà thôi.

Doanh thu “khủng” nhất thuộc về Bóng ma học đường. Bộ phim 3D đầu tiên của Việt Nam đã lập được một kỷ lục khó có thể tưởng tượng: 22 tỷ đồng sau 12 ngày công chiếu. Như vậy, trung bình phim mang về cho hãng Thiên Ngân 1,8 tỷ đồng tiền vé mỗi ngày. Đại diện nhà phát hành cho biết đã có khoảng 300.000 lượt khán giả chọn Bóng ma học đường trong dịp Tết vừa qua. Thành công của bộ phim phải kể đến yếu tố 3D cộng hưởng cùng danh hài Hoài Linh và các “hot boy”, “hot girl”, tạo thành sức “công phá” mạnh mẽ trong các phòng chiếu.

Theo sát Bóng ma Cô dâu đại chiến. Bộ phim nhận được nhiều đánh giá tích cực của báo giới và khán giả nhờ nội dung dí dỏm cũng như cách làm phim rất chỉn chu của đạo diễn Victor Vũ. Mang về hơn 14,2 tỷ đồng sau 10 ngày công chiếu, đại diện hãng BHD đánh giá con số này vượt xa doanh thu các mùa phim Tết trước. Đặc biệt, trong thời gian từ mùng 1 – 4 Tết, trung bình Cô dâu đại chiến bán được 2,5 tỷ đồng tiền vé. Khán giả Quỳnh Trang, học sinh trường THPT Marie Curie (TP HCM), cho biết mọi người trong gia đình em đều hứng thú với phim này.

Bóng ma học đường thắng lớn.

Trong khi đó, bộ phim hoạt hình 3D Tangled đã chứng tỏ sức hút của mình khi là phim ngoại duy nhất đại thắng trong dịp Tết này. Câu chuyện về nàng công chúa tóc dài đang dẫn đầu các phim ăn khách tại Megastar Hùng Vương. Vui, dễ thương và đẹp là nhận xét của khá giả xem phim này. Cũng theo Megastar, số khán giả của Bóng ma học đường nhỉnh hơn một chút so với Cô dâu đại chiến nhưng chênh nhau không đáng kể.

Sân khấu kịch “cháy vé”

Đối với kịch nói, không khí tại các sân khấu cũng nóng lên theo thời tiết của đất Sài thành. Các sân khấu Idecaf (rạp Idecaf, Bến Thành), Hồng Vân (rạp Phú Nhuận, Superbowl), Hoàng Thái Thanh… đều kín chỗ, dù số suất diễn đã tăng lên đáng kể và không có nhiều vở mới.

Theo nghệ sĩ Ái Như, vé tại sân khấu Hoàng Thái Thanh đã bán hết đến ngày mùng 8 Tết. Các ngày từ mùng 8 – 12 Tết cũng không còn nhiều chỗ. Vở diễn được xem là “hot” nhất tại đây là Tình duyên thủa trước với tiếng cười nhẹ nhàng và mang tính giáo dục cao.

Đại diện sân khấu Idecaf cho biết thay vì diễn tại số 7 Trần Cao Vân là rạp nhỏ, Idecaf đã đưa các vở diễn ra rạp Bến Thành để tận dụng không gian lớn hơn. Tấm da hổ Tơ duyên là hai vở “sốt vé”nhất của kịch Idecaf.

Về phía sân khấu kịch Hồng Vân, chiếm vị trí độc tôn về thể loại kịch kinh dị là các vở Căn phòng 404, Người vợ ma 1, 2, Oan gia… luôn ăn khách. Bên cạnh đó, các vở kịch tâm lý như Gái VIP, Kỹ nghệ lấy Tây… cũng giành được nhiều thiện cảm. Đại diện sân khấu này cho biết họ còn phải dùng đến ghế phụ để đáp ứng nhu cầu khán giả. Tuy nhiên, sân khấu kịch Hồng Vân chủ trương không bán hết toàn bộ vé mà luôn giữ lại một số ghế cho những khán giả đến vào giờ chót.  

 

                                                                                    Theo DatViet 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ngày càng có nhiều bạn trẻ lên chùa
Không có hình ảnh

Bình yên cõi Phật

(HBĐT)- Đã nhiều lần lên thăm Hoà Bình Phật Quang tự, nhưng cảm xúc khi đứng dưới mái nhà Phật giáo trong khoảnh khắc giao thời thì thật bồi hồi, khó tả. Có lẽ, trong khoảnh khắc thiêng liêng này, mỗi phật tử đến đây đều đã gác lại những ganh đua, đuổi bắt để tĩnh tâm rong ruổi tìm lại sự bình yên trong tâm thức.

Những phong tục trong ngày Tết của người Việt

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: ”Tết là dịp để phô bày những thành quả, sản phẩm của lao động như bày mâm ngũ quả, làm các loại bánh, nấu cỗ...Tết còn nhằm sự lý giải hoà đồng giữa các cá nhân và gia tộc, xóm làng, cũng như giữa con người và thiên nhiên”

Phong vị Tết có mai một?

Bị “mê hoặc” bởi sự độc đáo của ngày Tết Việt Nam, chị Jennifer Fossenbell, người Mỹ, đã đi tìm hiểu xem liệu những nét truyền thống của Tết Việt có bị mai một. Dân trí xin giới thiệu bài viết của chị.

Bâng khuâng nhớ phiên chợ Tết quê

Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.

Nửa thế kỷ đem lời ca, điệu múa đến với đồng bào.

(HBĐT) - Cuối tháng 10/2010, Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, tiền thân là đoàn văn công nhân dân Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn (1960-2010).

Tưng bừng đêm hội đường hoa

Tối 31-1 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 (Tân Mão) đã chính thức khai mạc đón chào du khách, khởi đầu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP mỗi dịp đón năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục