Nét mới nhất của Hội Lim năm nay là các liền anh, liền chị sẽ hát đối đáp quan họ mà không sử dụng loa máy hay tăng âm để thể hiện đúng các làn điệu và không gian quan họ truyền thống.
Hội Lim năm 2011 sẽ được tổ chức trong hai ngày 14 và 15.2 một vài nét mới. Theo đó, phần lễ của Hội Lim sẽ không có đoàn rước lớn - vốn được coi là nghi lễ chính của Hội Lim. Thay vào đó, từ nay, Hội Lim sẽ theo truyền thống xưa: 3 năm rước 2 lần.
Cụ thể, các làng thuộc xã Nội Duệ, thị trấn Lim và Liên Bão mở cửa đình, đền, chùa tổ chức tế lễ dâng hương. Ngày 13 tháng Giêng âm lịch tổ chức đoàn rước sắc và tế lễ tại đình của các làng đình Cả, Lộ Bao xã Nội Duệ; làng Lũng Giang, thị trấn Lim và dâng hương tại khu vực lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn.
Liền anh, liền chị sẽ không hát đối đáp bằng loa máy |
Tại khu vực đồi Lim sẽ tập trung các lán quan họ và các hoạt động giải trí tại đây cũng sẽ không sử dụng hệ thống loa đài như các năm trước.
Ngoài ra, Hội Lim vẫn mở rộng hình thức hát giao lưu quan họ tại nhà 10 gia đình nghệ nhân quan họ trong các thôn: Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Liên Bão thuộc thị trấn Lim.
Hội Lim là lễ hội lớn nhất tại Bắc Ninh |
Bên cạnh đó, các trò chơi truyền thống vẫn sẽ được diễn ra như mọi năm với những trò như: đu tiên, vật truyền thống, chọi gà, đập niêu, bịt mắt bắt dê, đi cầu treo đốt nến, tổ tôm điếm, thi dệt cửi, thi cờ người, chơi tổ tôm điếm, bình thơ, chơi thư pháp; thi dệt cửi, thi đấu cầu lông …
Về công tác an ninh trật tự, tại khu vực Hội, các quán xá sẽ niêm yết giá, bán đúng giá, không “chặt chém” du khách. Tất cả mọi dịch vụ, từ sản phẩm văn hóa tới ăn uống, gửi xe, bán băng đĩa quan họ đều được Ban Tổ chức Hội Lim kiểm soát chặt chẽ.
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
Theo LaoDong
(HBĐT) - Ở tỉnh ta có hai nghề truyền thống độc đáo, mang đậm sắc thái văn hoá các dân tộc là dệt thổ cẩm và nấu rượu cần được lưu giữ đến giờ. Tuy rằng, việc bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống chưa nhiều.
(HBĐT) - Với phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo - Đồng hành cùng dân tộc”, trong những năm qua, cộng đồng người công giáo ở xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) luôn đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.
Thông thường vào đầu năm mới, nhiều người hay chọn một hướng xuất hành để lấy may. Đã nhiều năm nay được ăn Tết ở Hà Nội, nơi tôi chọn đến khi xuất hành đều là Văn Miếu. Ý nguyện của riêng tôi trùng hợp với nhiều người. Ai cũng nghĩ chữ là vốn giàu có nhất của mỗi đời người nên đều ước ao...
Dù bận rộn với lịch diễn cũng như các hoạt động ghi âm ở phòng thu nhưng Uyên Linh đã nhận lời tham gia lễ hội "Đêm Valentine thế kỷ" (tối 13/2 tại Cầu Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) khi biết đây là nơi gặp gỡ của đông đảo các bạn trẻ yêu thích Thần tượng âm nhạc 2011.
Sáng 10-2, tại Thiền viện Hương Vân, thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, Phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra Đại lễ cầu “Quốc thái dân an” với mong muốn đất nước phồn vinh, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, chúng sinh an lành.
Ngày 12-2, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức triển lãm tranh minh họa của các hội viên Hiệp hội thiết kế tranh minh họa Hàn Quốc.Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm tranh minh họa theo hình thức đồ họa máy tính, giới thiệu sự phát triển của ngành đồ họa máy tính Hàn Quốc và những nét độc đáo, mới mẻ của nghệ thuật tranh minh họa hiện đại. Với chủ đề văn hóa Hàn Quốc, các họa sĩ có phong cách riêng trong hình thức thể hiện qua mỗi tác phẩm. Triển lãm còn trưng bày tranh của các họa sĩ Việt Nam như: Công Quốc Hà, Nguyễn Thế Duy và Nguyễn Văn Cường với các tác phẩm đồ họa in lưới, khắc gỗ và khắc thạch cao. Triển lãm sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người Việt Nam đối với mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc, đây cũng là dịp các họa sĩ đồ họa hai nước giao lưu trên lĩnh vực này. Triển lãm mở cửa đến ngày 16-2.