Tướng Giáp trong đêm đưa ra quyết định định mệnh cho lịch sử. (Ảnh: Đạo diễn Hà Bắc cung cấp).

Tướng Giáp trong đêm đưa ra quyết định định mệnh cho lịch sử. (Ảnh: Đạo diễn Hà Bắc cung cấp).

Đạo diễn Hà Bắc là người đầu tiên ở Việt Nam làm phim hoạt hình 3D và đã lập tức nổi tiếng với tác phẩm “Giấc mơ của ếch xanh” (năm 2005). Anh cũng đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng trong các liên hoan phim và được giới chuyên môn đánh giá là đạo diễn phim hoạt hình tiêu biểu của nước nhà.

Bộ phim hoạt hình 3D về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang tên “Quyết định lịch sử” của đạo diễn, họa sỹ Hà Bắc đã hoàn thành sau hơn hai năm dốc sức dàn dựng. Bộ phim này đã được anh và đoàn làm phim tặng lại cho gia đình Đại tướng.

Tuy chưa được phát hành nhưng bộ phim được những người trong cuộc và giới chuyên môn trân trọng ghi nhận.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn, họa sỹ Hà Bắc xung quanh bộ phim hoạt hình 3D về vị tướng tài ba.

- Được biết anh đã kết hợp với một số doanh nghiệp làm bộ phim hoạt hình 3D về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xin hỏi anh đâu là khởi nguồn của kế hoạch làm bộ phim đặc biệt này?

Đạo diễn Hà Bắc: Tôi là người làm phim hoạt hình đã lâu năm. Bộ phim “Quyết định lịch sử” này do tôi kết hợp với một doanh nghiệp là Tổng công ty HIPT sản xuất.

Giám đốc của Tổng công ty này là ông Võ Văn Mai đã cùng tôi thành lập một công ty làm các mặt hàng cho các hãng game ở nước ngoài. Trong đó, có mảng phim chiến tranh. Lúc chúng tôi thiết kế hình ảnh người lính, súng đạn, ô tô, xe tăng… tôi đã nghĩ trong đầu là mình sẽ phải làm phim về cuộc cách mạng vĩ đại của Việt Nam.

Đến khi thấy điều kiện đã chín muồi, chúng tôi đã quyết tâm làm phim về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng tài không chỉ được kính nể ở Việt Nam mà còn được thế giới ngưỡng mộ bởi vậy ông còn là niềm tự hào của cả dân tộc.

Đã có những phim tài liệu, thơ ca… về tướng Giáp nhưng ở Việt Nam chưa có một bộ phim hoạt hình nào về vị tướng tài ba ấy. Vậy nên, chúng tôi đã tiên phong làm việc này bằng tất cả tình yêu của mình dành cho Đại tướng.

- Vậy, anh có thể giới thiệu đôi chút về phim hoạt hình “Quyết định lịch sử” để những người chưa được xem có thể hình dung được?

Đạo diễn Hà Bắc: Bộ phim nói về chiến công thầm lặng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông tài ba và dũng cảm đưa ra quyết định then chốt vào đêm 25/1/1954.

Khi ấy, ông nhận được lệnh phải tấn công nhưng vì thấy quân ta lúc bấy giờ chưa đủ khả năng để tấn công tổng lực chống lại phản pháo, máy bay, xe tăng… của địch nên ông đã linh hoạt quyết định lui quân.

Nhờ có quyết định sáng suốt này mà ta đã bảo toàn được quân sĩ để rồi sau đó làm nên trận Điện Biên Phủ vẻ vang.

Bên cạnh đó, trong phim còn có những tấm gương hy sinh đầy quả cảm của một Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, một Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… Hay những hình ảnh đầy gian khổ của quân sĩ cũng như sự khốc liệt của cuộc chiến tranh.

- Anh gặp khó khăn gì khi chỉ có hơn 19 phút phim để truyền tải sự cam go, khốc liệt trong trận chiến Điện Biên Phủ cũng như chiến thuật quân sự tài ba và nhân cách cao đẹp, tấm lòng nhân hậu, thương quân của vị Đại tướng lừng danh?

Đạo diễn Hà Bắc: Là phim hoạt hình nên thời gian bao giờ cũng ngắn, vì thế chúng tôi phải lựa chọn những hình ảnh đắt giá.

Riêng việc xây dựng hình ảnh tướng Giáp, chúng tôi đã phải thiết kế nhiều hình mẫu như tướng Giáp thời trẻ của năm 1954, tướng Giáp khi về già, tướng Giáp lúc suy tư, tướng Giáp khi ra trận… Chúng tôi phải tỉ mỉ từ khung xương, làn da đến mái tóc của ông.

Chúng tôi dựng lên hình ảnh tướng Giáp mang dáng dấp của người nghệ sỹ đầy lòng yêu thương và nhân hậu, nhất là lúc ông đứng trước quyết định rút quân định mệnh. Bên cạnh đó là một tướng Giáp dũng mãnh, oai hùng, vung tay chỉ đạo đầy tự tin trong trận chiến như tiếp thêm sức mạnh cho quân sĩ.

Tuy nhiên, những tư liệu về tướng Giáp lúc trẻ chúng tôi không có nhiều nên đã rất khó khăn trong việc tạo hình.

- Có phải vì vậy mà anh mất đến hơn 2 năm để hoàn thành bộ phim này?

Đạo diễn Hà Bắc: Đúng vậy, nhưng ngoài ra, làm phim hoạt hình 3D phải qua nhiều công đoạn nên mất nhiều thời gian.

Đoàn chúng tôi có đến ba, bốn chục họa viên tham gia tạo nhân vật, các quân trang, chiến trường… Trong đó, có tới 20 họa viên là lực lượng chủ chốt vậy mà vẫn phải mất đến hơn hai năm mới hoàn thành bộ phim này.

- Được biết, anh đã công phu tìm kiếm tư liệu và những chuyến đi thực tế về vùng Điện Biên xa xôi… rồi tỉ mỉ với từng chi tiết để tác phẩm của mình có chiều sâu và gây xúc động. Điều này có phải do tính cầu toàn của anh?

Đạo diễn Hà Bắc: Làm phim 3D cứ “xẩy một li là đi một dặm” nên phải cẩn thận, kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, để có được tư liệu làm phim, chúng tôi phải lùng sục tới các bảo tàng, lên tận Điện Biên, tới các lán nơi tướng Giáp đã làm việc, lên đỉnh đồi A1, xuống hầm Des castries… để ghi chép, chụp ảnh làm tư liệu.

- Cuối phim, hình ảnh tướng Trần Hưng Đạo, người anh hùng áo vải Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp hóa thành những bức tượng. Anh có chủ ý gì khi chọn cái kết độc đáo này?

Đạo diễn Hà Bắc: Hình ảnh Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chủ tịch và tướng Giáp hóa thành những bức tượng là bởi đây là những nhân vật lịch sử lừng danh, có công lớn với đất nước, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, họ xứng đáng được ghi tạc đến muôn đời.

Kết phim tôi còn đưa vào lời nói của nhiều vị tướng là, nếu không có quyết định sáng suốt của tướng Giáp thì trận chiến sẽ còn kéo dài và nhiều vị tướng sẽ không có mặt trong ngày chiến thắng.

Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ thông điệp rằng họ hãy biết về chiến công thầm lặng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhớ đến công lao của các bậc anh hùng và đó cũng là những tấm gương để các bạn học tập trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Xin trân trọng cảm ơn anh!

 

                                                                   Theo TTXVN


Các tin khác

Toàn cảnh Tượng đài Anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quy hoạch văn hoá trong quy hoạch mới xây dựng thủ đô Hà Nội: Cần cụ thể, rõ ràng hơn

Nhiều trung tâm, khu vực, hạng mục văn hoá được nêu lên trong quy hoạch về văn hoá, thuộc quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những gì được nhìn thấy tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) cần được thể hiện sâu sắc hơn nữa!

Cấp phát trang thiết bị trị giá 1,55 tỷ đồng cho các nhà văn hóa xóm, bản

(HBĐT) - Trong tháng 7, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp phát trang thiết bị cho 100 Nhà văn hóa xóm, bản thuộc các huyện, thành phố từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2011 với tổng kinh phí 1,55 tỷ đồng; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100 cán bộ phụ trách nhà văn hóa xóm, bản.

Gốm Lương - sản xuất trên 10.000 sản phẩm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cơ sở sản xuất Gốm Lương, xóm Đồng Tiến – xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã sản suất và bán được trên 10.000 sản phẩm các loại, cung cấp ra thị trường trên toàn quốc.

Thăm dò khảo cổ di tích Đông Khuyết Đài ở Huế

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tiến hành thăm dò sơ bộ khảo cổ nền móng di tích Đông Khuyết Đài-Đại Nội, Huế từ tháng 6/2011 đến nay.

Ca sĩ Hồng Nhung: Chúng tôi sống vui và hòa thuận

Đang rất bận rộn với những dự án âm nhạc sắp ra mắt, cô “Bống” Hồng Nhung không giấu nổi vẻ hạnh phúc khi sở hữu một gia đình nhỏ yên ấm luôn vui vẻ và hoà thuận bên người chồng ngoại quốc.

The tree of life: Bản giao hưởng thị giác đầy cảm xúc

Từ một diễn giả triết học chuyển sang làm phim, Terrence Malick luôn đem đến cho điện ảnh thứ ngôn ngữ đầy tính ẩn dụ nhưng không kém phần thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục