Các tác giả đoạt giải cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2009 - 2010.
Phần lớn những tác giả đoạt giải cao của cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng tổ chức hàng năm đều có xuất phát điểm từ môi trường văn học phía Nam. Điều gì đã khiến các tác giả viết cho thiếu nhi phía Bắc chưa tạo được một cuộc bứt phá? Tại sao sau nhiều nỗ lực, họ đành lòng để cho những giải thưởng lớn đều lọt vào tay các tác giả phía Nam?
"Đời gọi tên biết bao lần"
Thực hiện một cú hat-trick 3 năm liền đoạt giải thưởng văn học dành cho thiếu nhi, Nguyễn Thị Bích Nga là cái tên quen thuộc nhất trong các đợt vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Hội và Hội Nhà văn Đan Mạch tổ chức với giải Ba (2007); giải Nhất (2008) và giải Nhì (2008 - 2009). Gia tài văn chương của tác giả Nguyễn Thị Bích Nga đã lên đến hàng chục đầu sách viết và dịch cho NXB Trẻ và NXB Kim Đồng. Trước cú hat-trick này, Nguyễn Thị Bích Nga từng được biết đến với giải A trong Cuộc vận động sáng tác dành cho thiếu nhi của NXB Trẻ, giải Văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước lần I (năm 1993) và giải A từ Cuộc vận động sáng tác truyện dành cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 1995.
Trần Đức Tiến - một tác giả Vũng Tàu - không gợi cảm giác hiện hình về một người viết cho thiếu nhi, song những tác phẩm dành cho lứa tuổi này của ông lại đặc biệt thành công. Đoạt giải thưởng Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng (2001-2002) với tập truyện dài Làm mèo được dư luận đánh giá cao, mới đây, Trần Đức Tiến lại gây bất ngờ khi giành Quán quân tại cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi với chủ đề Bước qua hai thế giới. Trần Đức Tiến cũng là thế hệ nhà văn mới thực sự xuất sắc với dòng truyện đồng thoại.
Trương Tiếp Trương là một trường hợp “lạ”. Trước cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 2009 - 2010, tên anh chỉ được biết đến qua các truyện ngắn đăng báo hoặc các tác phẩm dịch. Nhưng Trương Tiếp Trương đã âm thầm bùng nổ khi Đối thoại với thiên nhiên thành công, dù sau đó tên anh chỉ còn được nhắc nhớ nhiều với công việc dịch giả.
Vấn đề là ở chỗ…
Trương Tiếp Trương từng nói: “Việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học nước ngoài bồi đắp cho ta tư duy nhanh nhạy và tự nhiên, điều rất cần thiết khi viết truyện cho thiếu nhi”. Nguyễn Thị Bích Nga và Trương Tiếp Trương ngoài viết truyện cho thiếu nhi còn là những dịch giả khá thành công, đã từng tham gia dịch bộ sách Cửa sổ tâm hồn. Khả năng dịch Việt - Anh, Anh - Việt xuất sắc là một lợi thế của nhà văn là giảng viên Trường Ngoại ngữ không gian (Outerspace Language School) TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hai tác phẩm dịch Sự thật về quảng cáo và Chữa lành, gần đây, Trương Tiếp Trương cũng “trở lại” với bản dịch ra tiếng Anh tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Open the window, eyes closed) của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.
Trần Đức Tiến viết nhiều sách cho người lớn nhưng không bị lẫn lộn khi sáng tác cho thiếu nhi. Những thành tựu đạt được cho thể loại văn học dành cho lứa tuổi nhiều tưởng tượng này như Đi tìm xứ “Biếu Không”, Cổ tích Chuột, Nhạc sĩ Dế Lửa, Thi sĩ Còng Gió, Chuyện xóm vườn… đã chứng minh điều đó.
Nhiều tác giả khác như Anh Đào, Nguyên Hương, Thu Trân, Phương Trinh, Quế Hương… cũng là những cái tên tác giả xuất sắc của phía Nam đã ghi dấu ấn trong các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.
Liệu có phiến diện không khi nói rằng các giải thưởng lớn cho thiếu nhi đều về tay các nhà văn phía Nam? Phải chăng vì “phong trào sáng tác cho thiếu nhi khu vực phía Nam sôi động hơn ở phía Bắc” như nhà văn Lê Phương Liên đã nói? Để có một tác phẩm văn chương thực sự chất lượng cho những mầm non của đất nước, một phông kiến thức, một sự chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, một lối viết “thực sự thiếu nhi”, một giác quan văn học hiểu được những gì mà tâm hồn thiếu nhi thực sự đang “thiếu đói” và háo hức tìm hiểu... phải chăng vẫn là những bài học nằm lòng?
Lối viết đơn giản, hài hước, nhẹ nhàng, xuất phát từ tấm lòng đối với con trẻ của các tác giả phía Nam đã “ăn điểm” trong các cuộc vận động sáng tác. Viết cho thiếu nhi không phải để thi thố, mà để khơi dậy cho các em niềm ham mê đọc sách và tìm hiểu thế giới - đó là điều mà độc giả phát hiện ra trong các tác phẩm cho thiếu nhi của các tác giả phía Nam. Đáng tiếc, tinh thần ấy chưa được phổ rộng trong tư duy của nhiều tác giả viết cho thiếu nhi. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hết hi vọng vào những tác giả viết cho thiếu nhi phía Bắc: Lục Mạnh Cường, Đỗ Thái Thanh, Vũ Thị Thanh Tâm, Phạm Hoàng Giang… Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2010 - 2011 của NXB Kim Đồng đang trong giai đoạn gấp rút, mọi kết quả đang còn đợi ở phía trước…
Theo Báo SKĐS
Có một thực tế là câu nói cửa miệng của số đông công chúng trước đây “đi nghe ca nhạc” dường như đã trở thành quá vãng, ít nhất cũng là quãng hàng chục năm trở lại đây. Thay vào đó, mọi người hôm nay thường bảo “đi xem ca nhạc”. Có người nói thời buổi bây giờ người ta phải “nghe ca nhạc bằng... mắt” mới sướng và bổ dưỡng thị lực...
Nhiều trung tâm, khu vực, hạng mục văn hoá được nêu lên trong quy hoạch về văn hoá, thuộc quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những gì được nhìn thấy tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) cần được thể hiện sâu sắc hơn nữa!
(HBĐT) - Trong tháng 7, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp phát trang thiết bị cho 100 Nhà văn hóa xóm, bản thuộc các huyện, thành phố từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2011 với tổng kinh phí 1,55 tỷ đồng; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100 cán bộ phụ trách nhà văn hóa xóm, bản.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cơ sở sản xuất Gốm Lương, xóm Đồng Tiến – xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã sản suất và bán được trên 10.000 sản phẩm các loại, cung cấp ra thị trường trên toàn quốc.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tiến hành thăm dò sơ bộ khảo cổ nền móng di tích Đông Khuyết Đài-Đại Nội, Huế từ tháng 6/2011 đến nay.
Đang rất bận rộn với những dự án âm nhạc sắp ra mắt, cô “Bống” Hồng Nhung không giấu nổi vẻ hạnh phúc khi sở hữu một gia đình nhỏ yên ấm luôn vui vẻ và hoà thuận bên người chồng ngoại quốc.