Các hội viên CLB Hưu trí TPHB đảy mạnh hoạt động văn hóa-thể thao, nang cao đời sống tinh thần.
(HBĐT) - Thơ của tất cả mọi lứa tuổi đều đáng quý. Thơ của lớp người cao tuổi còn đáng quý trọng hơn. Những người về hưu đều thuộc lớp người cao tuổi nhưng còn là những người có công lao trong công cuộc giữ nước và kiến quốc. Người về hưu (NVH) có hành trang đầy ắp kinh nghiệm sống, chiến đấu, công tác quản lý, học tập và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực KT- XH, QP-AN của quê hương, đất nước. Trong hành trang đó bao gồm cả thành công lẫn thất bại đã để lại cho các thế hệ sau bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó có thơ và văn.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, ở tỉnh ta hiện có khoảng gần 300 người đang là hội viên của 13 CLB thơ quần chúng (cách gọi của các nhà quản lý đương đại) đã có tên gọi, địa chỉ hẳn hoi như: CLB thơ hưu trí TPHB; Hội Cựu giáo chức TPHB, Đà Giang, Hương Xuân; Chăm Mát; Đồng Tiến. Hoà Bình, Sông Đà, Kim Bôi I, Kim Bôi II, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Trong đó có khoảng 90% trong tổng số hội viên là NVH, song cũng chỉ có chừng 200 NVH biết làm thơ, chiếm tỷ lệ 3% tổng số NVH của tỉnh.
Tuy vậy, chỉ với chừng ấy số hội viên của 13 CLB thơ, bình quân mỗi tháng sinh hoạt 1 kỳ, mỗi hội viên chỉ sáng tác 1 bài để đọc trong kỳ sinh hoạt, mỗi năm đã có không dưới 3.000 bài thơ ra đời và được truyền đọc, lưu hành trong đời sống. Trong đó có hàng trăm tác phẩm được đăng tải trên các tờ báo ở trong và ngoài tỉnh. Cho dù nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào cũng không thể phủ nhận vị trí, vai trò thơ của NVH trong hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh.
Thực tế cho thấy, thơ của NVH hiện đang được ưa chuộng, sử dụng vào các chương trình văn nghệ, giải trí trong các kỳ sinh hoạt, hội họp của các đoàn thể, tổ dân phố, cụm dân cư..., nhất là trong hoạt động Hội Người cao tuổi nhân dịp lễ hội hoặc mừng công, mừng thọ... Với nội dung phong phú, thấm đẫm tính nhân văn, dễ đi vào lòng người..., thơ của NVH đã góp phần phản ánh, khai thác, gìn giữ và phát triển nền văn hoá của các dân tộc trong tỉnh.
Đọc thơ của NVH, điều dễ cảm nhận nhất là “Tiếng lòng” của họ nghĩ về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, gia đình, đồng đội và nhân - tình - thế - thái. Các nội dung này được xuyên suốt các tập thơ thường niên của CLB thơ với nhiều nét mới trong nội dung, hình thức thể hiện phù hợp với chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ của hệ thống chính trị các cấp. Về thể loại thơ thường nghiêng về các thể loại truyền thống dân tộc Việt như: lục bát, song thất lục bát, năm chữ, bảy chữ...nhiều chất ca dao, tục ngữ hoặc hay sử dụng cách nói vần thông thường, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sáng tác và cũng dễ ngâm vịnh phù hợp với tâm lý bậc cao niên. Vì thế, thơ của NVH có vẻ như thừa tính thống kê, chân thật mà thiếu vắng tính phi lý, ảo ảnh... và còn ít các thể loại thơ mới, thơ tự do, thơ văn xuôi mà các nhà quản lý đương đại gọi là thơ hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là thiếu vắng các tác phẩm hay vừa nghiêm về luật, chắc về vần điệu, khúc triết và uyên thâm về ngôn ngữ lại có tính khái quát cao, triết lý sâu sắc...bởi sự từng trải trong cuộc sống của NVH.
Thật đáng trân trọng khi đọc thơ của NVH, người đọc cảm nhận được cuộc đời này luôn đáng yêu hơn, lứa tuổi nào cũng thấy mình đáng sống, đáng để cống hiến và cần có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, cộng đồng thông qua các chuẩn mực chân - thiện - mỹ ẩn vào mỗi bài thơ. Rất tiếc là trong khuôn khổ một bài viết không thể trích dẫn cụ thể các câu, tứ, bài, thậm chí cả một tập thơ hay như thế. Người viết bài chỉ nêu tên các ấn phẩm thơ của NVH ở TPHB mà chưa dám đề cập đến các huyện trong tỉnh để độc giả tìm đọc những tác phẩm hay trong đó. Đó là 28 tập thơ thường niên của các CLB thơ, trong đó, CLB thơ hưu trí thành phố có 22 tập, CLB thơ Chăm Mát có 2 tập, CLB thơ Đà Giang có 3 tập, CLB thơ Hội Cựu giáo chức TP có 1 tập. Đó là 9 tập thơ in riêng của 6 tác giả bao gồm: 2 tập thơ của nữ tác giả Phạm Thị Tiến “Hương đời và miền nhớ” ; 2 tập thơ của tác giả Nguyễn Hữu Đăng “Mưa cầu vồng và trăng sa”; 2 tập thơ của tác giả Tống Đức Phát “Mưa xuân và cội nguồn” và các tập thơ: “Trăng quê” của tác giả Đỗ Viết Tuyển; “Dòng sông quê” của tác giả Mai Đại Xá, “Hương đời” của tác giả Trần Thanh. Đó còn là hàng chục tập thơ không phép, không qua nhà xuất bản và hàng ngàn bài thơ viết tay, tự đánh máy rồi photocopy thành nhiều bản để tặng cho nhau, cùng đọc với nhau. Tất cả những sản phẩm đó đã làm phong phú thêm, tô đậm thêm hoạt động sáng tác văn chương ở tỉnh ta.
Vào cuối quý III năm 2011 này, NVH của thành phố Hoà Bình nói chung, CLB Hưu trí thành phố nói riêng sẽ tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm tròn 30 năm ngày thành lập. Trong niềm vui chung đó có niềm vui riêng của CLB thơ cũng vừa tròn tuổi ba mươi. Tuyển tập thơ đặc biệt mang tên “Sông Đà” số 22 sẽ ra mắt bạn đọc đúng vào dịp đáng nhớ đó. Hy vọng rằng, tuyển tập “Sông Đà” số 22 xứng tầm là sản phẩm tiêu biểu cho thơ của NVH trong suốt ba thập kỷ đã qua sẽ được đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những NVH mến mộ tìm đọc để cùng với các ấn phẩm thơ của NVH đã có tiếp tục đóng góp vào kho tàng văn hoá của các dân tộc trong tỉnh.
Vân Long (T.T.V)
Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng số phòng chiếu phim 3D trên toàn thế giới, tỷ lệ doanh thu phòng vé cho phim 3D vẫn sụt giảm đáng kể trong mùa hè 2011. Xem ra khán giả đã bắt đầu quay lưng với công nghệ điện ảnh đầy tính đột phá nhưng lại thiếu chiều sâu sáng tạo và nghệ thuật này.
Có một thực tế là câu nói cửa miệng của số đông công chúng trước đây “đi nghe ca nhạc” dường như đã trở thành quá vãng, ít nhất cũng là quãng hàng chục năm trở lại đây. Thay vào đó, mọi người hôm nay thường bảo “đi xem ca nhạc”. Có người nói thời buổi bây giờ người ta phải “nghe ca nhạc bằng... mắt” mới sướng và bổ dưỡng thị lực...
Nhiều trung tâm, khu vực, hạng mục văn hoá được nêu lên trong quy hoạch về văn hoá, thuộc quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những gì được nhìn thấy tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) cần được thể hiện sâu sắc hơn nữa!
(HBĐT) - Trong tháng 7, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp phát trang thiết bị cho 100 Nhà văn hóa xóm, bản thuộc các huyện, thành phố từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2011 với tổng kinh phí 1,55 tỷ đồng; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100 cán bộ phụ trách nhà văn hóa xóm, bản.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cơ sở sản xuất Gốm Lương, xóm Đồng Tiến – xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã sản suất và bán được trên 10.000 sản phẩm các loại, cung cấp ra thị trường trên toàn quốc.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tiến hành thăm dò sơ bộ khảo cổ nền móng di tích Đông Khuyết Đài-Đại Nội, Huế từ tháng 6/2011 đến nay.