Bắt đầu từ ngày mai (1/9), Lễ hội Rằm Trung thu phố cổ cho thiếu nhi với chủ đề “Tết Trung thu truyền thống” sẽ được tổ chức tại 4 điểm di tích trong quận Hoàn Kiếm.

 

Theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, đây là năm thứ 5, Tết Trung thu được tổ chức với các hoạt động giới thiệu trò chơi dân gian và nghề thủ công truyền thống. Đây là các hoạt động nhằm mục đích tôn vinh các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Hà Nội, đồng thời tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hoá của Lễ hội Trung thu trong khu phố cổ Hà Nội, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị di sản văn hoá.

Lễ hội là dịp giới thiệu cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hoá của Thủ đô Hà Nội.

Tại 4 điểm: Đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), Đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc), Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm), Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây) sẽ giới thiệu và trưng bày sản phẩm của các nghệ nhân như: Nặn tò hè, làm tiến sĩ giấy, làm tàu thuỷ, làm con rối nước, tranh vẽ, mặt nạ làm bằng tre, gốm... Biểu diễn hề chèo và các chương trình ca nhạc truyền thống do các nghệ sỹ của Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, Nhà hát Chèo Hà Nội, Trung tâm PTNT Âm nhạc VN, CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Hà Nội...

Lễ hội Rằm Trung thu phố cổ cho thiếu nhi sẽ kết thúc vào tối Chủ nhật ngày 11/9/2011. Vào ngày này, tại 4 điểm trên đều trưng bày mâm cỗ truyền thống và tổ chức phá cỗ Trung thu cho thiếu nhi của khu dân cư có địa điểm tổ chức hoạt động văn hoá của các phường Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Buồm.

 

                                                                            Theo Báo CAND

 

Các tin khác

Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, là một trong những tiêu chí thực hiện quy chế văn hóa công sở. Ảnh: cô và trò trường tiểu học Sông Đà chăn sóc vườn hoa.
Ảnh trong phim Người là niềm tin tất thắng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển lãm ảnh "Các di sản thế giới của Việt Nam"

Gần 210 ảnh nghệ thuật chọn lọc về 11 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam đã được trưng bày tại Triển lãm ảnh nghệ thuật "Các di sản thế giới của Việt Nam," năm 2011, khai mạc chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng.

Kim Bôi - biến những tiềm năng du lịch thành cơ hội

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về những tiềm năng văn hóa, du lịch vật thể và phi vật thể ở vùng đất giàu truyền thống này. Những cánh rừng nguyên sinh như: khu du lịch sinh thái Cửu thác Tú Sơn; thác Mặt trời, xóm Vó Khang, xã Kim Tiến; khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì; khu vui chơi, giải trí tắm bùn xóm Khai Đồi, xã Sào Báy, Khu Resort Vĩnh Tiến; mỏ nước khoáng nóng xã Vĩnh Đồng; rừng đặc dụng Thượng Tiến...

Xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ): Phát huy hiệu quả hoạt động của các đội văn nghệ

(HBĐT) - Là xã nằm cách xa trung tâm huyện Yên Thuỷ, Ngọc Lương có vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh, nhờ lợi thế đó, xã có sự giao thoa về KT - XH. Hoạt động VHVN từ đó cũng trở nên phong phú, đa dạng mang mầu sắc các vùng, miền.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu lên phim

“Xẩm đỏ” là tên một bộ phim mới nhất về nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm. Với sự xúc động mãnh liệt của một người yêu nghệ thuật hát xẩm, bộ phim dài 35 phút của đạo diễn Lương Đình Dũng đã tái hiện được một phần nào cuộc đời vất vả, khổ cực của bà Cầu qua những câu hát xẩm…

Xung quanh cuộc tranh luận về chữ cái tiếng Việt: Có nên “nhập khẩu” chữ cái?

Thời gian gần đây, dư luận khá quan tâm đến một hiện tượng gắn rất chặt với giới báo chí, truyền thông, giáo dục quốc dân - đó là việc thêm một số ký tự vào bảng chữ cái tiếng Việt. Đã có ý kiến cho rằng cần đưa thêm vào hệ thống chữ cái tiếng Việt một số ký tự, chữ cái nhằm giảm thiểu những bất cập trong các thao tác văn bản của hệ thống máy tính cũng như đời sống thường nhật. Xung quanh vấn đề này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau.

Xã Cư Yên xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã tích cực, chủ động phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung mọi nguồn lực trong phát triển KT-XH, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để CVĐ đi vào cuộc sống một cách thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục