Cầu phao bắc qua sông Bôi do nhân dân xã Hưng Thi đóng góp xây dựng để đi lại thuận tiện.

Cầu phao bắc qua sông Bôi do nhân dân xã Hưng Thi đóng góp xây dựng để đi lại thuận tiện.

(HBĐT) - Khi lúa, ngô đã để đầy trên gác bếp, công việc nương rẫy đã hoàn tất, những cành đào phai vừa hé nụ trong cái se se lạnh, người Mường ở xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) lại nhộn nhịp đón một năm mới trong niềm vui có cuộc sống mới ngày càng ấm no, đầy đủ hơn.

           

Chúng tôi đến với xã Hưng Thi - xã vùng 135 của huyện Lạc Thuỷ. Đứng từ xa nhìn lại, Hưng Thi nằm dọc theo đôi bờ con sông Bôi với những ngôi nhà gỗ, nhà xây vững trãi. Vượt qua cây cầu phao thuộc thôn Thung Châm do Nhà nước đầu tư năm 2010 bập bềnh bắc qua dòng sông Bôi, đi bộ dưới những hạt mưa xuân lất phất bay, khoảng chừng gần một km, chúng tôi tới trụ sở của UBND xã. Tiếp chúng tôi là anh Bùi Minh Thẩm, Phó chủ tịch UBND xã. Anh cho biết:  Cả xã có 10 thôn, 899 hộ với 3,615 khẩu, trong đó, hộ đồng bào dân tộc Mường chiếm 80% và 20% là dân tộc Kinh cùng chung sống. Mọi sinh hoạt của người dân nơi đây chủ yếu theo phương thức tự cung, tự cấp, muốn đi chợ phải qua sông, qua suối, đường đi khó khăn.

           

Mặc dù vậy, được sự quan tâm của Đảng, cấp uỷ, chính quyền các cấp nên cuộc sống của bà con nhân dân xã Hưng Thi đang từng ngày thay đổi. Đến nay, các công trình nhà, lớp học, trạm y tế được xây dựng hoàn chỉnh. Đời sống văn hoá, tinh thần của bà con được cải thiện, các hủ tục đã được xoá bỏ, trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Bên cạnh đó, dựa vào tình hình thực tế, xã đã đề ra nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Tiêu biểu như vấn đề giao thông, với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” mấy năm qua, xã đã huy động hàng ngàn ngày công lao động và vận động mỗi hộ dân mỗi năm đóng góp 30.000 đồng để làm cầu phao bắc qua sông tạo thuận lợi cho bà con đi lại giao thương hàng hoá. Hiện, xã có 4 cây cầu phao thì có tới 3 cầu phao là do  huy động sự đóng góp tiền của, vật liệu, ngày công của nhân dân mà có.

           

Để minh chứng cho những lời mình nói, anh Bùi Minh Thẩm - Phó chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi đi dạo quanh một số thôn, vừa đi, anh vừa hồ hởi khoe: Mặc dù còn những khó khăn nhưng đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, tinh thần bà con nhân dân rất phấn khởi và đã chuẩn bị đầy đủ vật chất để đón một cái tết đầm ấm bên gia đình. Điều đặc biệt, nhân dân vẫn giữ gìn được những nét văn hoá truyền thống là trong mâm cố cúng tổ tiên của bà con thì ngoài thịt lợn, thịt gà, rượu thì mâm cỗ nào cũng phải có đĩa lòng vì người Mường quan niệm rằng con người ăn ở với nhau phải có tấm lòng nên khi cúng trong mâm cỗ cũng phải có đĩa lòng. Bên cạnh đó, trên ban thờ còn phải có quần áo mới truyền thống, đồ trang sức và đĩa bánh tét để dâng lên tổ tiên. Nhà có bao nhiêu thế hệ thì bấy nhiêu mâm cúng. Phong tục truyền thống này là một nét văn hoá đặc trưng của nhân dân xã Hưng Thi, đây cũng là dịp để xum họp gia đình, dòng họ để các thế hệ đi trước răn dạy truyền lại những giá trị truyền thống cho thế hệ tương lai...

           

Dạo bước đến thôn Chín, vào thăm gia định CCB Phạm Ngọc Chỉnh, ông đang cân nốt lứa gà xuất bán cho tư thương vừa vui vẻ cho biết: Mỗi năm, gia đình cung cấp cho thị trường khoảng 6 - 7 tạ gà, ngoài ra, gia đình còn trồng mía tím, bí xanh, ngô cho thu nhập một năm 100 triệu đồng nên gia đình rất vui đón chào năm mới vì thu nhập của gia đình mỗi năm cao hơn. Không riêng gia đình ông Chỉnh mới vui như thế mà đến gia đình anh Phạm Văn Toàn, một gia đình trẻ mới được bố mẹ cho ra ở riêng một năm nhưng khi được hỏi về không khí đón tết của gia đình anh phấn khởi cho biết : Cũng như mọi năm nhưng năm nay gia đình vui hơn vì kinh tế có phần đi lên nên không khí đón tết vui hơn.

           

Tết năm nay, nhân dân Hưng Thi đón tết vui hơn mọi năm. Trong căn nhà mới xây, anh Hà - một đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc chi đoàn thôn Niếng - một thôn cách xa trung tâm xã tới 8 km và để tới được thôn Niếng phải đi qua một cầu phao, lội qua 4 con suối nên khi đến mùa nước, thôn Niếng như một ốc đảo. Do đó, cuộc sống của bà con nơi đây cũng rất khó khăn và gia đình anh Hà  cũng không năm ngoài những khó khăn đó. Song năm nay, gia đình anh rất vui vì mặc dù vật chất đón tết không được dư giả cho lắm nhưng gia đình anh nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gia đình anh đã có một mái ấm để ở có diện tích 40 m2 - một mơ ước có lẽ gia đình anh không dám nghĩ tới...

           

 

 

 

                                                                                      Minh Tuấn 

 

Các tin khác

Người dân Mộc Châu đang tranh thủ bán đào.
Ông Hoàng Sỹ Huỳnh giới thiệu bộ sưu tập tem nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội tem Phú Yên.
Không có hình ảnh
CLB bóng bàn Ánh Dương là nơi để những người yêu thích môn thể thao bóng bàn được rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm thi đấu.

Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) 2012: Sẽ hết cảnh “bẹp ruột” xin ấn?

“Năm nay, vào đêm 14 tháng giêng, nhà đền chỉ đóng những lá ấn đầu tiên để cúng tại các đền, còn khách thập phương được phát ấn từ 7h ngày 15 tháng giêng đến hết tháng giêng.

Hạn chế đặt tiền trong lễ hội

Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng đồng tiền hợp lý trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng.

Tái hiện tết truyền thống

Tại khu vực Công viên 29.3 (Đà Nẵng), một không gian tết truyền thống được tái hiện, với rất nhiều chương trình lễ hội mới mẻ. “Không gian văn hóa dân tộc” là chương trình tái hiện một số loại hình nghệ thuật dân gian có từ lâu đời. Tái hiện cảnh sân đình, trưng bày 300 tác phẩm hoa, cây cảnh cổ thụ.

Tái hiện hình ảnh Hà Nội ở giai đoạn 1873-1945

Chiều 17/1, Triển lãm "Một số hình ảnh tiêu biểu về Hà Nội giai đoạn 1873-1945" đã khai mạc tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nhằm giới thiệu đến công chúng quá trình chuyển biến của Hà Nội từ đô thị phương Đông sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây.

Sở VH- TT & DL triển khai nhiệm vụ năm 2012

(HBĐT) - Ngày 17/1, Sở VH- TT & DL tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2011, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành và 11 phòng VH – TT huyện, thành phố.

Góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NVH xóm, bản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2010, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH trên tổng số 2.023 xóm, bản với tổng kinh phí 93.980 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục