(HBĐT) - Không rõ từ bao giờ “Vui như tết” đã thành câu cửa miệng. Trước tiên hãy nói về vui. Theo Khổng Tử thì vui cũng có hai loại vui: vui có lợi, vui có hại. Vui vì được điều tiết lễ nhạc, vui vì nói lên được điều tốt của người khác, vui có nhiều bạn hữu - là ba thứ vui có lợi. Vui vì kiêu ngạo, vui vì chơi bời phóng túng, vui vì yến tiệc say - là ba thứ vui có hại.

 

Hồi còn làm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước ( tất nhiên là chưa cổ phần hóa), chúng tôi tự đúc kết tính cách của một giám đốc là “ba tý” . Vui một tý, say một tý và liều một tý. Vâng! Vẫn xếp vui lên trước. Ca dao lại có câu “Tay cầm bầu rượu nắm nem - mải vui quên hết lời em dặn dò”. Cha ông ta đã từng đúc kết: Tiếng cười bằng mười thang thuốc. Trên đời này chẳng ai thích buồn và chẳng ai lại không thích vui nhưng xem ra, mỗi lứa tuổi và mỗi thời con người có những thú vui khác nhau. Lại nói về tết - đó là dịp dành cho sự xum họp, đoàn tụ sau một năm trời làm lụng kiếm sống. Mỗi người đều có sự dành dụm cho tết, nào ăn, nào mặc, nào đi lại và cả quà tết cho nhau nữa. Những người đứng đầu một cơ quan, một doanh nghiệp vào thời điểm này có khi lo “bạc mặt”, càng đông người, càng có nhiều quan hệ, càng phải lo. Vì thế trẻ nhỏ thường mong tết hơn người lớn? Nhớ lại hồi còn trẻ con, tôi thích nhất tết về sẽ có bộ quần áo mới, được nghe lợn kêu râm ran cả xóm vào ngày 28- 29 tết với quả bóng (bàng quang lợn) để chơi trong dịp tết, được ra áng còn xem các anh, các chị trong làng ném còn, hát đối...

 

Trở lại thú vui ngày tết xưa, người đến nhà chúc tết nhau hầu như đều phải ngồi vào mâm rượu, nếu không sẽ “dông” - cả năm mới sẽ đói ăn! Người tuổi cao thì ngồi mâm rượu lâu hơn con trẻ nhưng cũng chỉ nhâm nhi cút rượu nút lá chuối với những chiếc chén nhỏ, gọi là chén mắt trâu, ngồi mâm rượu chỉ để nói chuyện là chính, chén rượu chỉ là “cái cớ”. Xét theo “tiêu chí “ nói trên của Khổng Tử thì vui đây là vui vì có bạn hữu - vui có lợi - chăng? Thế nhưng, ngày nay ở nông thôn, trong các tiệc rượu, con trẻ lại ngồi lâu hơn người tuổi cao, không ít thanh - thiếu niên lại tìm thấy thú vui trong “trăm phần trăm”! Hậu quả của những cuộc vui ấy thật kinh khủng - say sỉn (chân không đụng đất, đầu chẳng thấu trời), tai nạn, bệnh tật và “già trước tuổi”.

 

Tết đến, xuân về. Làm gì để các lứa tuổi vào thời khắc này ai cũng vui như tết- vui có lợi. Đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, các cấp, ngành phải làm gì trước, trong và ngoài tết để ai cũng vui, cũng khỏe, cũng hạnh phúc - như lời chúc năm mới - xem ra còn rất lúng túng. 

 

 

 

                                          Tản văn của Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các trò chơi dân gian được tổ chức tại Hội xuân Văn hóa – Thể thao Kỳ Sơn năm 2011 đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Cầu phao bắc qua sông Bôi do nhân dân xã Hưng Thi đóng góp xây dựng để đi lại thuận tiện.

Nhạt phai đào rừng xuống phố

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, vào những ngày cuối năm, từng hàng xe tải, xe con theo quốc lộ 6 lần lượt chở đào về phố. Những cây đào cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm ở Mộc Châu (Sơn La) bị cắt ngang thân đem bán không thương tiếc. Người dân cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tranh thủ bán “lộc”rừng. Nhiều người bảo rằng chẳng mấy chốc những vườn đào cổ thụ của Mộc Châu sẽ biến mất.

Người kể chuyện Bác Hồ bằng tem và thơ

Năm nay tròn 91 tuổi đời, 66 năm tuổi Đảng, ông Hoàng Sỹ Huỳnh (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có gần 60 năm sưu tập tem và vịnh tem về Bác Hồ. Ông được coi là người kể chuyện Bác Hồ bằng tem và thơ.

Sao Hollywood “lột xác” với tóc mới

Chia tay 2011, đón chào năm mới 2012, rất nhiều ngôi sao Hollywood đã quyết định thay đổi kiểu tóc để làm mới hình ảnh của mình trong mắt công chúng.

Điểm sáng trong công tác VHVN, TDTT

(HBĐT) - Toàn Sơn được coi là cửa ngõ của huyện Đà Bắc. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao. Cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cũng như sự đồng thuận của đông đảo nhân dân, công tác VHVN, TDTT đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng góp phần đưa Toàn Sơn trở thành một trong những điểm sáng về công tác VHVN, TDTT của Đà Bắc.

Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) 2012: Sẽ hết cảnh “bẹp ruột” xin ấn?

“Năm nay, vào đêm 14 tháng giêng, nhà đền chỉ đóng những lá ấn đầu tiên để cúng tại các đền, còn khách thập phương được phát ấn từ 7h ngày 15 tháng giêng đến hết tháng giêng.

Hạn chế đặt tiền trong lễ hội

Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng đồng tiền hợp lý trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục