Thi đấu bóng chuyền trong khuôn khổ lễ hội Xuống Đồng, xã Xuân Phong.

Thi đấu bóng chuyền trong khuôn khổ lễ hội Xuống Đồng, xã Xuân Phong.

(HBĐT) - Ngày 28/1 (tức mồng 6 âm lịch) đã diễn ra lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong (Cao Phong). Lễ hội đã thu hút khoảng 3.000 người trong và ngoài huyện đến tham dự. Đây là lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, phát động phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Lễ hội được chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu bằng nghi lễ rước Phật từ nhà ông Khãi ra chùa Rú, thuộc xóm Rú 6. Dẫn đầu đám rước là ông mo, sau đó là các nam thanh nữ tú chưa vợ, chưa chồng. Tiếp đến là dàn cồng chiêng, cò ke, ống sáo và bà con nhân dân trong xã. Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra sôi sổi với các trò chơi như: bắn nỏ, kéo co, ném còn, bóng chuyền và các tiết mục văn nghệ đậm chất văn hóa truyền thống như: hát thường rang, bọ mẹng, hát đối... Vào các năm chẵn còn có các trò chơi dân gian như đánh đu, đẩy gậy, ném còn.

 

Xuân Phong là xã còn lưu giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong tỉnh với trên 400 chiếc, trong đó có nhiều chiếc chiêng cổ. Mỗi xóm đều có một đội cồng chiêng, thường xuyên luyện tập, tham gia biểu diễn tại các dịp lễ hội, sự kiện lớn của huyện, tỉnh. Sau ngày vui hội Xuống Đồng của xã, các xóm cũng tổ chức vui hội vào ngày mồng 7 âm lịch, sau đó, mọi người, mọi nhà cùng xuống đồng cấy lúa vụ chiêm  -xuân.

 

 

                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) còn giữ nguyên bản sắc truyền thống, thu hút đông đảo du khách.
Chọi chim - một hoạt động luôn thu hút đông đảo các thành viên CLB  và những người ưa thích chim cảnh tham gia.
Tỉnh ta vinh dự đón nhận xác lập kỷ lục Việt nam đối với màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất do hơn 1.400 diễn viên trình diễn.
Đại diện CLB trao giải cho các cần thủ xuất sắc.

Thăng hoa cùng “Ngọn lửa đất Mường”

(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, đất Mường ta được biết đến như một miền xúc cảm cho nhạc, họa và thơ ca. Lấy chất liệu từ cuộc sống, những người con của đất Mường Hòa Bình và cả những nhạc sỹ từng đặt chân đến Hòa Bình đã biến lời thơ thành bản nhạc, làm cho cuộc sống hóa tâm tình, đưa vào dòng chảy âm nhạc những ca khúc đẹp, còn mãi với thời gian. Nhân dịp Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, Sở VH -TT&DL cùng Nhà xuất bản âm nhạc đã tuyển chọn và xuất bản tập ca khúc “Ngọn lửa đất Mường” như một món quà vô giá để âm nhạc được thăng hoa.

Dưới chân núi Viên Nam - Vua Bà

(HBĐT) - Năm Tân Mão chưa qua, năm Nhâm Thìn chưa tới và dường như mùa thu vừa đi qua, mùa đông còn đang dùng dằng, gió rét vừa đến đã đi. Vào thời khắc này, tôi quyết thực hiện một cuộc trở về với vùng đất gần gũi thân thuộc mà mình còn nhiều duyên nợ.

Bảo tồn văn hóa chữ viết của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đến Mai Châu những ngày đầu xuân, chúng tôi được nghe các cụ cao niên kể về những câu truyện dân gian được viết bằng chữ Thái đã lưu giữ từ ngàn xưa để lại, từ những bài dân ca đến tập tục cúng trong những ngày lễ, Tết, đám cưới, đám tang... Hỏi đến ông Hà Trung Tín và Vì Văn Dấng không ai không biết đến hai ông.

Một số trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam

Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

Hội cúng rừng đầu xuân

Đầu xuân Nhâm Thìn 2012, đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Nùng, Phù Lá... tỉnh Lào Cai lại mở hội cúng rừng. Ðây là nét mới trong bảo vệ rừng, được kết hợp giữa yếu tố tâm linh và văn hóa mới, được tỉnh Lào Cai khuyến khích nhân rộng.

Âm vang bài thơ xuân cuối cùng của Bác

(HBĐT) - Cứ mỗi xuân về, Tết đến, đêm giao thừa, giờ phút thiêng liêng, nhân dân ta náo nức đón nghe những lời thơ chúc tết của Bác Hồ. Đã 43 năm rồi vắng lời thơ chúc Tết của Người, tâm tư của những người con đất Việt:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục