Nhiều khán giả Việt khao khát được đi đường dài với bộ phim mà mình thực sự yêu thích. Thật may là đã có tín hiệu đáng mừng từ những bộ phim chính luận khá đặc sắc gieo vào lòng khán giả niềm tin về những tác phẩm chứa đựng tâm hồn và bản sắc Việt. Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của đại đa số nhân dân được chuyển tải hết sức tài tình, khéo léo qua những thước phim nghiêm túc nhưng không kém phần lôi cuốn.
Người Việt xem phim Việt
Dòng phim chính luận được xem là một bước chuyển thông minh trong “mê hồn trận” hiện nay của phim truyền hình. Bước chuyển này cũng đồng thời chuyển làn khán giả về phía dòng phim lâu nay vẫn bị đánh giá là khó làm hay và thật này.
Tinh thần thuần Việt là điều đầu tiên hấp dẫn khán giả của những bộ phim chính luận được đầu tư kỹ lưỡng về các khâu. Bối cảnh thuần Việt, tính cách thuần Việt, cốt truyện phim thuần Việt và nhất là cách xử lý tình huống thuần Việt, nhân văn, gói gọn tinh hoa bản sắc, truyền thống tốt đẹp của Đảng và nhân dân đã đưa phim đến với tâm hồn khán giả. Làm được những bộ phim chính luận hay cũng là một cách để đưa khán giả đến gần với chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, những bộ phim này đã “lấy lòng” và lấy lại niềm tin của một bộ phận lớn các khán giả của dòng phim Nhà nước vốn đã có dấu hiệu xuống sức một thời gian.
Một cảnh trong phim Bí thư tỉnh ủy. |
Gửi gắm ước mơ đại chúng
Với đất nước có đại bộ phận người dân sống tại các vùng nông thôn như nước ta, việc có những bộ phim chính luận sâu sắc mà vẫn gần gũi, dễ hiểu được xem như một món ăn tinh thần đặc sắc và đáng quý. Những bộ phim chính luận như gói gọn đời sống, cách cảm, cách nghĩ, tư tưởng, mơ ước của đại chúng. Nếu người dân thấy được nhiều vấn đề nhức nhối của nông thôn Việt Nam ở Ma làng thì cũng thấy được nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại ở Chạy án. Tương tự Gió làng Kình, Đèn vàng, Luật đời, Đường đời, Đất và người cũng “lật tẩy” những vấn nạn của xã hội thời kỳ chuyển mình sang hiện đại hóa.
(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2011 khép lại với những dấu ấn, sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và của địa phương. 2 sự kiện nổi bật nhất đó là ngày toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (nửa đầu năm) và kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, Lễ hội văn hóa cồng chiêng 2011 (nửa cuối năm).
Với chủ đề “Về Miền di sản”, chiều 30.1, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khai hội văn hóa, du lịch, khởi đầu chuỗi hoạt động Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Múa Lân là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm. Theo dấu chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 30/1 (tức mồng 8 âm lịch), Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012 đã tưng bừng diễn ra tại xóm Luỹ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện và khoảng trên 1 vạn người dân, du khách thập phương đã đến dự hội.
(HBĐT) - Khi những cánh đào phai bung nở khoe sắc hồng duyên dáng, đó cũng là lúc Mường Vang rộn rã cồng chiêng phường xắc bùa và dặt dìu câu hát thường rang. Câu hát đầu xuân như làm cho sắc đào thêm thắm, đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, bầu trời mùa xuân thêm xanh trong vắt và một năm mới thêm nhiều hứng khởi, may mắn, vui tươi trên mảnh đất Mường Vang ấm no.