Múa Lân là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm. Theo dấu chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam.

Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, tết Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á Đông, Lân con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và mọi việc trong năm được thuận lợi.

 

Phong tục múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc. Hình ảnh con lân đã được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng.

 

Theo truyền thuyết của nước này, vào thuở khai thiên lập địa có một con thú ăn thịt người năm nào cũng đến rằm tháng Tám là xuất hiện, tác oai tác quái, làm cho dân làng hoảng sợ. Bỗng, ngày nọ có một nhà sư đến giúp dân trừ ác thú. Nhà sư cho một đệ tử bụng to, mặc bộ đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần phất liên tục để xua ác thú và một số đệ tử khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập, làm con ác thú khiếp đảm bỏ chạy.



 

Từ truyền thuyết đó, người Trung Quốc cải biên nhiều lần, cuối cùng đã biến con ác thú trở thành con lân, đệ tử bụng to trở thành ông địa và số đệ tử gióng trống khua chiêng trở thành những người đánh trống, đánh xập xèng trong một đội múa lân.

 

Người Hoa ở Singapore luôn tin rằng sư tử mang lại sự may mắn thì lại có câu chuyện khác về con Lân cua nước mình. Truyền thuyết kể rằng có một loài vật khổng lồ, có tên gọi là Nien, chuyên phá phách ruộng đồng, mùa màng và vật nuôi của người nông dân mỗi năm vào đêm giao thừa. Để ngăn chặn sự tàn phá của con vật này, dân làng đã cùng nhau sử dụng tre và giấy để tạo ra những bù nhìn trông giống một loài vật đáng sợ và điều khiển chúng cử động giữa những tiếng trống lớn được đánh liên hồi với mục đích dọa con vật khổng lồ Nien.

 

Kế hoạch mưu trí đó đã thành công và từ đấy trở về sau, múa lân diễn ra hàng năm để đánh dấu sự kiện này.

 

Kiểu múa cổ nhất là múa kỳ lân. Đầu kỳ lân có 3 dạng chính: miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tuỳ theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức.

 

Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).
 

 

Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi... Ông địa có vai trò hết sức quan trọng và dễ gây ấn tượng với những động tác như địa chào, địa làm hề, địa dắt lân...

 

Múa lân mừng năm mới, với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng... Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng.
 
 
                                                                            Theo Dantri

Các tin khác

Lễ rước bóng Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị Tản Viên Sơn Thánh ra sân hội.
Đêm giao lưu văn nghệ của xã Vũ Lâm.
Tạo hình các nhân vật trong Thiên mệnh anh hùng - Ảnh: Đoàn phim cung cấp.

Biện pháp phòng ngừa tai biến do dị ứng thuốc

Hiện tai biến do dị ứng thuốc không còn hiếm gặp, dù là cơ sở y tế nhà nước hay các phòng khám bệnh tư nhân… Vậy cần chú ý những gì để giảm thiểu nguy cơ này?

Khoảng 3.000 người tham dự Lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong

(HBĐT) - Ngày 28/1 (tức mồng 6 âm lịch) đã diễn ra lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong (Cao Phong). Lễ hội đã thu hút khoảng 3.000 người trong và ngoài huyện đến tham dự. Đây là lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, phát động phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Hoà Bình níu chân du khách

(HBĐT) - “Mai Châu em vui hội xoè hoa/ Nào về đây hỡi bạn gần xa”... Theo câu hát da diết, ngọt ngào, chúng tôi cùng anh Vũ Văn Thông ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) và nhóm bạn gia đình của anh bon bon trên chiếc Inova ngược dốc Thung Khe mờ sương để lên với Mai Châu. Mặc dù đã lần thứ hai trong năm nhóm gia đình này lên Mai Châu nhưng suốt dọc đường đi họ vẫn háo hức và nhất định phải dừng xe ở đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng xinh đẹp giữa điệp trùng núi rừng để chụp ảnh.

Chim cảnh – thú chơi tao nhã

(HBĐT) - Gần 2 tháng qua, vào sáng thứ bảy và chủ nhật, không khí ở Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) luôn rộn ràng, náo nức trong tiếng hót lảnh lót như một dàn nhạc của những chàng họa mi, chích chòe, chào mào... do những thành viên CLB mang đến để tổ chức dượt chim.

Vang mãi cồng chiêng đất Mường

(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).

Ngày xuân kể chuyện đi câu

(HBĐT) - Ông Trương Sơn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Chủ tịch CLB câu cá Hòa Bình có thâm niên tới trên 40 năm đi câu. Hầu như ngày nào ông cũng buông câu. Đội câu có tới chục người bạn hữu. Hôm nay, đội đáp bến Nưa - Vầy Nưa (Đà Bắc). Dù mùa đông nhưng hồ tích nước, cá vào khe lạch nhiều hơn. Như thường lệ, cả đội câu toả đi mỗi người chọn một điểm. Bên kia ông Viên, bên nọ ông Tuấn, xa xa ông Đĩnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục