Lễ rước bóng Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị Tản Viên Sơn Thánh ra sân hội.
(HBĐT) - Ngày 30/1 (tức mồng 8 âm lịch), Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012 đã tưng bừng diễn ra tại xóm Luỹ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện và khoảng trên 1 vạn người dân, du khách thập phương đã đến dự hội.
Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức vào ngày mồng 8 âm lịch hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội được chia thành hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang trọng tại miếu thờ xóm Luỹ. Thầy mo làm lễ cúng thành hoàng là Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Đồ tế gồm có thịt, xôi và một con hoẵng (ngày nay thay bằng thịt bò). Sau đó, đoàn rước gồm hơn 70 người trong trang phục truyền thống dân tộc rước thánh ra sân vận động để xem hội, chứng kiến sự đổi thay của quê hương Mường Bi và rước ra khu ruộng Nà Trùng để chứng kiến đường cày đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm của người Mường Bi, sau khi những người có uy tín trong bản thực hiện đường cày đầu tiên, vùng Mường khi đó mới bắt đầu xuống đồng cấy, vào rừng lấy măng, củi, săn bắn.
Lễ dậy chiêng tại Lễ hội Khai hạ năm 2012.
Phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian đậm bản sắc dân tộc. Lễ hội năm 2012 là sự đua tài của 24 xã, thị trấn trong huyện ở 10 môn thi: hát đối, hát thường rang, môn bản âm, trại văn hóa, thi người đẹp trang phục dân tộc, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, bóng chuyền, đánh mảng. Nét độc đáo của Lễ hội là phần trưng bày và giới thiệu ẩm thực Mường Bi do các xã, thị trấn thực hiện. Đây là những món ăn vẫn được người dân sử dụng hàng và trong những ngày lễ, tết như: cá suối ốc đồ; ếch nấu măng chua, hạt dổi; cua đá ốc lá khao; nấm, mộc nhĩ nấu tấm; thịt trâu lá lồm… Điểm mới của lễ hội năm 2012 có thêm Triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật mùa xuân và con người Hòa Bình. Buổi tối ngày 30//1 là lễ bế mạc mạc, trao giải và đốt trại, uống rượu cần giã bạn.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 28/1 (tức mồng 6 âm lịch) đã diễn ra lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong (Cao Phong). Lễ hội đã thu hút khoảng 3.000 người trong và ngoài huyện đến tham dự. Đây là lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, phát động phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
(HBĐT) - “Mai Châu em vui hội xoè hoa/ Nào về đây hỡi bạn gần xa”... Theo câu hát da diết, ngọt ngào, chúng tôi cùng anh Vũ Văn Thông ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) và nhóm bạn gia đình của anh bon bon trên chiếc Inova ngược dốc Thung Khe mờ sương để lên với Mai Châu. Mặc dù đã lần thứ hai trong năm nhóm gia đình này lên Mai Châu nhưng suốt dọc đường đi họ vẫn háo hức và nhất định phải dừng xe ở đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng xinh đẹp giữa điệp trùng núi rừng để chụp ảnh.
(HBĐT) - Gần 2 tháng qua, vào sáng thứ bảy và chủ nhật, không khí ở Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) luôn rộn ràng, náo nức trong tiếng hót lảnh lót như một dàn nhạc của những chàng họa mi, chích chòe, chào mào... do những thành viên CLB mang đến để tổ chức dượt chim.
(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).
(HBĐT) - Ông Trương Sơn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Chủ tịch CLB câu cá Hòa Bình có thâm niên tới trên 40 năm đi câu. Hầu như ngày nào ông cũng buông câu. Đội câu có tới chục người bạn hữu. Hôm nay, đội đáp bến Nưa - Vầy Nưa (Đà Bắc). Dù mùa đông nhưng hồ tích nước, cá vào khe lạch nhiều hơn. Như thường lệ, cả đội câu toả đi mỗi người chọn một điểm. Bên kia ông Viên, bên nọ ông Tuấn, xa xa ông Đĩnh.
(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, đất Mường ta được biết đến như một miền xúc cảm cho nhạc, họa và thơ ca. Lấy chất liệu từ cuộc sống, những người con của đất Mường Hòa Bình và cả những nhạc sỹ từng đặt chân đến Hòa Bình đã biến lời thơ thành bản nhạc, làm cho cuộc sống hóa tâm tình, đưa vào dòng chảy âm nhạc những ca khúc đẹp, còn mãi với thời gian. Nhân dịp Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, Sở VH -TT&DL cùng Nhà xuất bản âm nhạc đã tuyển chọn và xuất bản tập ca khúc “Ngọn lửa đất Mường” như một món quà vô giá để âm nhạc được thăng hoa.