NVH xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu- Mai Châu) đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư.

NVH xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu- Mai Châu) đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư.

(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

           

Theo thống kê của ngành chức năng, thời điểm trước năm 2005, khi chưa triển khai đề án “Xây dựng NVH xóm, bản”, toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 370 NVH xóm, bản. Qua khảo sát, hầu hết các NVH này chủ yếu được tận dụng từ nhà kho, trụ sở cũ nên có quy mô nhỏ, đang trong giai đoạn xuống cấp, trang thiết bị còn rất sơ sài và hạn chế. Do vậy, hoạt động của hệ thống NVH này còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tổ chức các hoạt động giao lưu cộng đồng của nhân dân. Trước thực trạng đó, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 17 - NQ/2004/HĐND - 14 về việc xây dựng NVH xóm, bản. Từ Nghị quyết này, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng NVH xóm bản” với phương châm nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ. Trong đó, phát huy sức dân đóng góp xây dựng NVH là chính. “Cơ chế mở” đó là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân. Vì thế đã phát huy được tinh thần tự nguyện, đồng lòng của người dân, tích cực tham gia đóng góp, thực hiện chủ trương xây dựng thiết chế văn hóa tại địa phương và KDC. Trên thực tế, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương so với giá trị thực tế xây dựng NVH ở các xóm, bản chỉ là một phần rất nhỏ. Nhưng với  huy động sự đóng góp, huy động sức mạnh từ cộng đồng đã có những NVH xóm, bản trị giá hàng trăm triệu đồng đã được xây dựng. Những NVH được đầu tư xây dựng với trị giá hàng trăm triệu đồng không chỉ có ở những vùng thuận lợi, có điều kiện KT- XH phát triển mà ở những vùng còn khó khăn cũng đã được đầu tư xây dựng. Điển hình như ở xóm Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ được gần 20 triệu đồng, gần 200 hộ dân xóm Thung 1 và Thung 2 đã bàn bạc, thống nhất chung tay, góp sức xây dựng NVH chung của 2 xóm với tổng giá trị đầu tư hơn 200 triệu đồng. Ông Bùi Văn Dích, bí thư chi bộ xóm Đồi Thung cho biết: Thực hiện chủ trương xây dựng NVH xóm, bản, trong năm 2010 đã vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng NVH của xóm với tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 200 triệu đồng. Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, phần lớn kinh phí đầu tư xây dựng do nhân dân tự đóng góp. Đến nay, NVH của người dân xóm Đồi Thung với diện tích 80 m2 có sức đủ chỗ cho khoảng hơn 100 người đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân cũng như đã trở thành nơi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tới nhân dân. Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, tiếp nhận thông tin và chuyển giao khoa học- công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, đời sống... Cũng theo ông Dích, trước đây khi chưa có NVH, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, tiếp nhận chuyển giao thông tin sản xuất đến cho người dân cũng rất khó khăn. Do địa bàn dân cư đông nhưng phân bố không tập trung, đường sá đi lại khó khăn, do vậy rất khó khăn để tập hợp đủ những người dân trong xóm để tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ khi có NVH, việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đã được triển khai kịp thời, nhanh chóng.

           

Đó chỉ là một trong những ví dụ rất nhỏ về những lợi ích, giá trị của NVH đối với những thôn, bản ở các địa phương trong tỉnh, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, xa khó khăn. Theo thống kê, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH bao gồm cả NVH liên tổ và NVH cải tạo, sửa chữa, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của 1.411 xóm, bản, đạt tỷ lệ 69,7% số xóm, bản trong toàn tỉnh có NVH. Trong đó, số NVH được xây dựng mới 1.255 và 125 NVH được đầu tư sửa chữa, cải tạo. Về quy mô có 207 NVH xóm, bản có quy mô dưới 50 hộ; 851 NVH có từ 51- 150 hộ; 176 NVH xóm, bản có quy mô trên 150 hộ. Cùng với đầu tư xây dựng, cải tạo NVH xóm, bản, tính đến hết năm 2011, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa hàng năm, UBND tỉnh cũng đã phân bổ đầu tư mua sắm được 452 bộ thiết bị âm thanh cho các NVH thuộc các làng văn hóa và NVH xóm, bản với tổng kinh phí khoảng 5,1 tỷ đồng.

           

Đến thời điểm này, hệ thống NVH đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư. Không chỉ là nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, NVH xóm, bản còn là nơi giao lưu, lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc cũng như nâng cao đời sống tinh thần của người dân trong giai đoạn hiện nay.

                                                                                         

 

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Công tác thông tin- cổ động bằng xe tuyên truyền lưu động được triển khai ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh.
Không có hình ảnh
Lễ rước bóng Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị Tản Viên Sơn Thánh ra sân hội.

Đón xuân cùng câu hát Mường Vang

(HBĐT) - Khi những cánh đào phai bung nở khoe sắc hồng duyên dáng, đó cũng là lúc Mường Vang rộn rã cồng chiêng phường xắc bùa và dặt dìu câu hát thường rang. Câu hát đầu xuân như làm cho sắc đào thêm thắm, đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, bầu trời mùa xuân thêm xanh trong vắt và một năm mới thêm nhiều hứng khởi, may mắn, vui tươi trên mảnh đất Mường Vang ấm no.

"Thiên mệnh anh hùng" và sứ mệnh "mở đường"

Nếu như người anh hùng Nguyên Vũ trong Thiên mệnh anh hùng vượt qua bao hiểm nguy đã hoàn thành sứ mệnh đem lại bình yên cho dân chúng, thì bản thân bộ phim cũng là một “kẻ mở đường” dũng cảm khai thông bế tắc lâu nay của dòng phim lịch sử - dã sử Việt Nam.

Tại sao người Việt thích trưng Mai, Đào dịp Tết?

Có người nói rằng cây mai là biểu tượng cho sự mai mắn của một năm, còn cây đào thì được xem là một loại cây dùng để trừ tà, đuổi quỷ mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.

Biện pháp phòng ngừa tai biến do dị ứng thuốc

Hiện tai biến do dị ứng thuốc không còn hiếm gặp, dù là cơ sở y tế nhà nước hay các phòng khám bệnh tư nhân… Vậy cần chú ý những gì để giảm thiểu nguy cơ này?

Khoảng 3.000 người tham dự Lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong

(HBĐT) - Ngày 28/1 (tức mồng 6 âm lịch) đã diễn ra lễ hội Xuống Đồng xã Xuân Phong (Cao Phong). Lễ hội đã thu hút khoảng 3.000 người trong và ngoài huyện đến tham dự. Đây là lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, phát động phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Hoà Bình níu chân du khách

(HBĐT) - “Mai Châu em vui hội xoè hoa/ Nào về đây hỡi bạn gần xa”... Theo câu hát da diết, ngọt ngào, chúng tôi cùng anh Vũ Văn Thông ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) và nhóm bạn gia đình của anh bon bon trên chiếc Inova ngược dốc Thung Khe mờ sương để lên với Mai Châu. Mặc dù đã lần thứ hai trong năm nhóm gia đình này lên Mai Châu nhưng suốt dọc đường đi họ vẫn háo hức và nhất định phải dừng xe ở đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng xinh đẹp giữa điệp trùng núi rừng để chụp ảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục