Thi đánh mảng tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012. ảnh Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.
Len lỏi trong dòng người đi trẩy hội, chợt bùi ngùi nhận ra rằng những trò chơi truyền thống rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo như chơi đu, đánh mảng, ném còn dường như đang mất dần đi sự hấp dẫn. Vì người lớn giờ đây bị thu hút nhiều hơn bởi vui chơi có thưởng, trẻ em thì say sưa với trò chơi điện tử. Các trò chơi dân gian tại tỉnh ta đang đứng trước nguy cơ mai một - đó là một thực tế đáng được quan tâm hiện nay.
“Ngày xưa, người Mường hầu như ai cũng biết đi kà kheo, đi kà kheo xung quanh nhà sàn. Có người giỏi còn đi lên được cả bậc thang nhà sàn nữa. Mỗi người tự làm một đôi cà kheo riêng để vừa tay cầm, vừa chân. Ngày tết thường tổ chức thi đi kà kheo ở các bãi đất trống. Muốn đi được kà kheo, phải nhanh nhẹn, khéo léo; muốn thế thì phải tập từ khi còn bé. Trước kia, trẻ con Mường đứa nào cũng biết đi kà kheo, giờ thì chẳng thấy có đứa nào biết đi nữa”. Không giấu sự ngậm ngùi, mế Đinh Thị Thuỷ, xóm Bún, xã Yên Mông, TPHB kể lại cho chúng tôi nghe về những trò chơi dân tộc Mường truyền thống. Theo thời gian, trong xu thế hội nhập vì sự ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hoá và tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Trong đó có sự mai một của các giá trị văn hoá truyền thống nói chung, trò chơi dân gian truyền thống nói riêng.
Nền văn hoá Hoà Bình từ lâu đã được biết đến với những bản sắc văn hoá truyền thống rất riêng. Nơi cửa ngõ Tây Bắc, Hoà Bình đã hội tụ được 7 dân tộc anh em là Mường, Kinh, Dao, Thái, Tày, Mông, Hoa cùng chung sống đoàn kết. Vì sự hội tụ đông đảo đó mà các trò chơi dân gian được diễn ra trên địa bàn tỉnh ta cũng rất phong phú. Người Mường có trò đánh cẳl, cò le, đánh mảng, trò đè khà, bắn nỏ, thi đi kà kheo... Người Thái có trò chơi “gọi nàng sọt”, “khấn rượu cần đoán số”... Người Mông có trò ném Pópo, Tầu tu lu... Người Tày có trò ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh đu, đánh đuốn... Người Dao có trò đá càu, kéo co, nhảy giây, đánh đu...
Các trò chơi của những dân tộc trên địa bàn tỉnh ta thường gắn bó với thiên nhiên và sử dụng tất cả những phương tiện, vật liệu mà họ sẵn có. Những trò chơi của người lớn chủ yếu nhằm rèn luyện sức lực, tài năng, sự thông minh và khéo léo. Ngoài ra, các trò chơi dân gian còn rèn cho người chơi tính kiềm chế, nhẫn nại, mềm mỏng nhưng quyết liệt; đó là những phẩm chất rất quý giá của con người. Những trò chơi của trẻ em đòi hỏi sự khéo léo, sức khoẻ và tinh thần đồng đội, đoàn kết. Giá trị, ý nghĩa và sự cần thiết của trò chơi dân gian đã được lịch sử chứng minh.
Tuy nhiên, trên thực tế thì những trò chơi dân gian này đã mai một đi rất nhiều; nhiều trò chơi đã không còn thấy xuất hiện. Dường như giờ đây các trò chơi dân gian chỉ còn xuất hiện trong dịp lễ hội đầu xuân, ngày hội làng...
Trước thực trạng đáng lo ngại này, ngành Văn hoá đang triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát triển trò chơi dân gian. Kết quả thống kê của Sở VH-TT & DL cho thấy, hiện nay tỉnh ta đang duy trì được 95 trò chơi dân gian của 5 dân tộc chính. Trong đó, có đến trên 80% số trò chơi có dáng dấp giống nhau ở các dân tộc. Để làm sống lại các trò chơi dân gian, ngành Văn hoá đang tích cực tổ chức các hoạt động như hội xuân, hội thi các môn thể thao dân tộc. ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết: Hàng năm, huyện đều tổ chức Hội xuân VH-TT mừng xuân, trong đó có nội dung thi tài các môn thể thao dân tộc. Vừa rèn luyện sức khoẻ, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân, vừa truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.
Ngành Văn hoá đang nỗ lực thông qua các trò chơi dân gian để nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và văn hoá dân tộc truyền thống. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian dân tộc thiểu số trở thành môn thể thao đại chúng.
Dương Liễu
(HBĐT) - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa tổ chức trao bằng và phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” và Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian cho 9 nghệ nhân trên cả nước. Trong đó, tỉnh ta có nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1937, ở tổ 14, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Ông Thực là người đầu tiên của tỉnh được công nhận và phong tặng danh hiệu vinh dự này.
Huế đang nỗ lực thu hút du khách bằng việc đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Bắc Trung bộ 2012 với chủ đề chính: du lịch di sản. Thế nhưng, thật nghịch lý, Huế lại đang thả nổi một loại hình di sản rất đặc trưng của mình: nhà vườn.
Ngoài sứ mệnh mở đường thành công với thể loại “võ hiệp kỳ tình” và có những khám phá mãn nhãn về cảnh sắc VN, Thiên mệnh anh hùng còn đánh dấu chặng đường mới hiện đại hơn về công nghệ, kỹ xảo.
(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2011 khép lại với những dấu ấn, sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và của địa phương. 2 sự kiện nổi bật nhất đó là ngày toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (nửa đầu năm) và kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, Lễ hội văn hóa cồng chiêng 2011 (nửa cuối năm).
Với chủ đề “Về Miền di sản”, chiều 30.1, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khai hội văn hóa, du lịch, khởi đầu chuỗi hoạt động Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.