Cả nước đang vào mùa cao điểm của lễ hội. Vào dịp này, cũng như nhiều năm qua dư luận xã hội lại bức xúc về tình trạng xô bồ, bát nháo ở các lễ hội. Chúng tôi giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, của đại diện cơ quan quản lý nhà nước xung quanh tình trạng này.

Đây là điều mà Cục phó Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTTDL) Ngô Hoài Chung nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với nhóm phóng viên báo chí đến phỏng vấn về tình hình lễ hội 2012, trong bối cảnh tình trạng lễ hội đầu xuân nhiều năm nay luôn gây bức xúc trong xã hội, mà dường như Bộ VHTTDL - cơ quan quản lý nhà nước cao nhất - chưa khắc phục được.

Du khách du xuân dự lễ hội đền Huyền Trân (TP.Huế) 	Ảnh: Hoàng Văn Minh
Du khách du xuân dự lễ hội đền Huyền Trân (TP.Huế) Ảnh: Hoàng Văn Minh

Ông Ngô Hoài Chung cho biết, công tác lễ hội đang là vấn đề thời sự nóng của bộ lúc này. Hiện bộ có 5 đoàn công tác, do Bộ trưởng và các thứ trưởng làm trưởng đoàn về các địa phương có nhiều lễ hội để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động... Các đoàn đến các khu di tích, các lễ hội chính làm việc với các ban quản lý nắm thực tế, rồi sau đó về làm việc với lãnh đạo các địa phương...

Một góc hội chợ Viềng (Nam Định)
Một góc hội chợ Viềng (Nam Định)

Trong khi đó ở trên bộ, hằng ngày đều có các báo cáo nhanh về tình hình lễ hội, về dư luận xã hội, dư luận báo chí... cho bộ trưởng và các cơ quan chức năng của bộ. Về tình hình lễ hội năm nay, ông Chung cho rằng, mặc dù vẫn còn tiêu cực, nhưng tình hình đã giảm so với năm trước, chẳng hạn như ở hội chùa Hương, khai hội vào thời gian đang còn nghỉ tết nên năm nay người trẩy hội rất đông, khiến quá tải, khu cáp treo người dân phải đợi hàng giờ...

Cờ bạc - tệ nạn còn diễn ra ở nhiều lễ hội năm nay. 	Ảnh: GIANG HUY
Cờ bạc - tệ nạn còn diễn ra ở nhiều lễ hội năm nay. Ảnh: GIANG HUY

Thế nhưng nhìn chung, việc tổ chức khai hội ở nhiều nơi năm nay làm nghiêm túc, trang trọng. Việc bói toán, mê tín dị đoan có giảm, việc sắp xếp hàng quán cũng có nhiều tiến bộ. Sở dĩ được như vậy là công tác đầu tư con người cho quản lý và đầu tư cho cơ sở vật chất cũng tốt hơn. Và cũng phải nói rằng, sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL rất quyết liệt và sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp cũng rất rốt ráo.

Thưa ông, ngoài những việc cụ thể trước mắt, điều dư luận hết sức quan tâm là những giải pháp căn bản của Bộ VHTTDL chấn chỉnh tận gốc tình trạng lễ hội hiện nay, ít ra thì cũng được như việc khai ấn đền Trần (Nam Định) dù kết quả thực tế còn phải chờ?

- Nước ta hiện có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm 88%. Gần đây cùng với chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của Nhà nước, lễ hội phát triển thể hiện đời sống tinh thần và kinh tế của người dân được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ, đời sống văn hoá cơ sở của nhân dân được nâng lên. Cùng với văn hoá dân gian thì các lễ hội mới (festival) cũng phát triển...

Và trong bối cảnh đó thì công tác quản lý nhà nước đang chậm so với thực tế phát triển của lễ hội dẫn đến những bất cập tiêu cực nảy sinh: Lễ hội tràn lan, lễ hội bị thương mại hoá, tái xuất hiện tình trạng mê tín dị đoan... Ngoài ra còn có lý do thuộc về ý thức, nhận thức của một bộ phận nhân dân và cả quan chức “quan phương hoá” lễ hội.

Nhưng nguyên nhân chính vẫn là công tác quản lý chậm, không đáp ứng thực tế. Do vậy, công việc của Bộ VHTTDL hiện nay là tập trung vào việc sớm ban hành các quy định nhà nước về quản lý lễ hội.

Thưa ông, việc quy hoạch lễ hội đã được làm đến đâu, khi mà dư luận xã hội và ngay cả trên diễn đàn Quốc hội đã bày tỏ ý kiến về quá nhiều lễ hội …?

- Bản quy hoạch lễ hội đã được bộ dự thảo đến lần thứ ba, trong quý I này sẽ được hội thảo một lần nữa và hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ kịp đưa ra Quốc hội xem xét vào kỳ họp ở tháng 5 tới. Quy hoạch sẽ xác định từ việc phân cấp lễ hội, phân cấp công tác quản lý, cho tới xác định quy mô tổ chức...

Bộ cũng ban hành các nghị định về cách thức tổ chức, các nghi thức lễ hội, lễ tang, đón mừng danh hiệu, nghi thức đối ngoại... Đưa tất cả vào hành lang pháp lý. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý lễ hội của các địa phương, nâng cao năng lực của các ngành chuyên môn, các sở VHTTDL, các BQL di tích. Có như vậy thì việc xây dựng kịch bản lễ hội mới tránh được tình trạng lai căng, sân khấu hoá đang bị dư luận phê phán hiện nay.

Xem ra công tác ban hành chính sách, quy định… nhằm đưa lễ hội vào nền nếp của Bộ VHTTDL vẫn còn chậm, dù bộ đã nhận thức được nguyên nhân chính dẫn tới những bất cập, tiêu cực lễ hội là do công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp?

- Cũng phải thấy để thông cảm rằng những vấn đề liên quan tới văn hoá, tập quán không thể làm nhanh được. Với các vấn đề văn hoá không thể sử dụng biện pháp hành chính mà biện pháp mang tính xây dựng mới hiệu quả (xây dựng nhận thức, lối sống). Biện pháp hành chính như thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm phải đi sau biện pháp xây dựng.

Hơn nữa văn hoá là vấn đề nhạy cảm, các quyết định đưa ra phải chuẩn vì nó mang tính lâu dài, không thể dựng lên rồi lại phá đi ngay như một công trình xây dựng có tính kinh tế được. Do vậy, các vấn đề phải được các nhà khoa học, các chuyên gia cho ý kiến và lấy ý kiến nhân dân một cách thấu đáo.

- Xin cảm ơn ông!

 

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lễ hội
Ông Nguyễn Văn Thực với tấm bằng “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” và huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian.
Ngôi nhà vườn 38/3 Lê Thánh Tôn, TP Huế (trong danh mục bảo tồn) chỉ còn lại nhà rường cổ chen giữa hai căn nhà hiện đại mới xây, không còn vườn nữa

Đột phá công nghệ phim Việt

Ngoài sứ mệnh mở đường thành công với thể loại “võ hiệp kỳ tình” và có những khám phá mãn nhãn về cảnh sắc VN, Thiên mệnh anh hùng còn đánh dấu chặng đường mới hiện đại hơn về công nghệ, kỹ xảo.

Xây dựng nhà văn hóa xóm bản: Phát huy hiệu quả sức dân

(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Công tác tuyên truyền, cổ động, triển lãm 2011 - Bức tranh rực rỡ sắc màu

(HBĐT) - Năm 2011 khép lại với những dấu ấn, sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và của địa phương. 2 sự kiện nổi bật nhất đó là ngày toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (nửa đầu năm) và kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, Lễ hội văn hóa cồng chiêng 2011 (nửa cuối năm).

Khởi động Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012

Với chủ đề “Về Miền di sản”, chiều 30.1, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khai hội văn hóa, du lịch, khởi đầu chuỗi hoạt động Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.

Đầu xuân tìm hiểu đôi chút về tục Múa lân

Múa Lân là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm. Theo dấu chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam.

Trên 1 vạn người tham dự Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012

(HBĐT) - Ngày 30/1 (tức mồng 8 âm lịch), Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012 đã tưng bừng diễn ra tại xóm Luỹ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện và khoảng trên 1 vạn người dân, du khách thập phương đã đến dự hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục