Đội cồng chiêng của Hội NCT xã Trung Bì (Kim Bôi) thường xuyên luyện tập, tham gia biểu diễn trong các ngày lễ kỷ niệm của xã.
(HBĐT) - Ông Bùi Tân Cảnh, Trưởng phòng VH-TT huyện Kim Bôi cho biết: Mường Động là một trong bốn Mường lớn của tỉnh. Nơi đây có nhiều nét đẹp đặc trưng của văn hóa dân tộc truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều cách khác nhau để lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Từ lâu, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kim Bôi biết đến chị Đinh Kiều Dung, cán bộ Phòng VH-TT huyện không chỉ bởi giọng ca mượt mà, truyền cảm mà chị còn là người tâm huyết với việc truyền dạy những tiếng ca, lời hát truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Từ năm 2004, chị đã mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường cho các cháu ở xóm Bo, xã Kim Bình. Chị mở lớp chỉ với một mong muốn rất giản dị là để cho lớp thế hệ trẻ hôm nay biết đánh cồng chiêng, hát dân ca Mường một cách tự nhiên để các giá trị văn hóa Mường không bị phôi phai cùng năm tháng. Lớp học của chị đã thu hút được học trò các xã khác cùng tham gia. Đến nay đã có nhiều lớp học trò do chị Dung truyền dạy mặc dù đã lập gia đình nhưng vẫn thường xuyên tham gia biểu diễn dân ca Mường ở nơi cư trú. Quan trọng hơn là tiếng cồng chiêng, những làn điệu dân ca Mường đã thấm sâu vào tâm hồn của các thế hệ học trò và chị đã truyền được niềm đam mê văn hoá truyền thống đến các em. Chị Dung tâm sự: Mỗi lần tập luyện hay có chương trình biểu diễn ở đâu, tôi đều cảm nhận được ở các em niềm vui, tự hào khi được hát lên những làn điệu dân ca, mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, lớp học của chị còn duy trì khoảng 10 em sinh hoạt vào các ngày cuối tuần. Vừa qua, lớp học của chị vinh dự được mời tham gia cuộc họp của những người tâm huyết nghiên cứu khoa học về bảo tồn văn hóa Việt- Mường được tổ chức ở thành phố Hà Nội. Chị mang đến cuộc họp nhiều tiết mục đặc sắc của văn hóa Mường như đánh cồng chiêng, múa sênh tiền, hát “Mời trầu”… Chị Dung hy vọng đây là dịp để các nhà khoa học có sự hiểu biết sâu hơn về văn hóa Mường và có kế hoạch góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Anh Triệu Văn Hòa, cán bộ văn hóa xã Đú Sáng cho biết: Xã được đánh giá là đơn vị có phong trào văn hóa, thể thao phát triển đồng đều của huyện. Hiện nay, trên địa bàn xã thành lập và duy trì hoạt động được nhiều CLB thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ. Mỗi CLB đều xây dựng quy chế hoạch động riêng, trong đó, các CLB chú trọng các hoạt động biểu diễn các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mường như: biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca Mường, các trò chơi dân tộc kéo co, đẩy gậy… Trong đó, phải kể đến CLB văn nghệ các xóm Sáng Mới, Sáng Trong, trường mầm non. Vừa qua, xã đã thành lập, ra mắt CLB cồng chiêng thu hút 40 người tham gia. Thế hệ trước, người lớn tuổi truyền dạy cách thẩm âm, đánh cồng theo nhịp điệp cho lớp con trẻ. Mỗi dịp lễ tết, hội hè, tiếng cồng lại ngân vang khắp núi rừng Đú Sáng.
Ông Bùi Tân Cảnh, cho biết thêm: Toàn huyện có 153 CLB văn nghệ, 63 CLB thể thao. Phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện phát triển rộng khắp. Đối tượng tham gia đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Thế hệ trước quan tâm, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Vào dịp những ngày kỷ niệm, lễ, tết, các xã, xóm đều tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao thu hút đông đảo người nhân tham gia, góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời củng cố giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong huyện Kim Bôi. Con người, thiên nhiên, không gian văn hóa Mường Động phong phú, đặc sắc, dung dị cũng đã, đang là điểm đến của du khách trong và ngoài tỉnh góp phần quảng bá hình ảnh của huyện. Kim Bôi đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trước mắt, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho chính quyền các cấp và nhân dân về những giá trị văn hóa bản sắc quý báu. Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, huy động tốt các nguồn lực giữ gìn và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh gắn với truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 26/10, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn và 60 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh duy tri hoạt động thường xuyên của 1.915 đội tuyên truyền văn nghệ xã, phường, thị trấn và thôn, bản. Trong 9 tháng đã tổ chức được 6.750 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 1,3 triệu lượt người xem.
(HBĐT) - Sáng 25/10, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn và các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Như hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Mường cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất phát triển. Thổ cẩm Mường được đánh giá là một trong những sản phẩm đẹp nhất với những hoa văn tinh tế cầu kỳ.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban tổ chức cuộc thi của huyện đã trao giải cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu lịch sử 55 năm ngày thành lập huyện Tân Lạc (1957-2012). Cuộc thi được phát động từ tháng 8 đến tháng 10/2012. Cùng với các câu hỏi về chặng đường phát triển 55 năm của lịch sử huyện, còn có câu hỏi mở, nhằm tạo điều kiện để người dự thi bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận cũng như tình yêu đối quê hương Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong ngày hội, ngày lễ tết, các Mế, các Mảng, các ùn xúng xính trong áo Pắn váy đen, chiếc thắt lưng xanh cùng bộ xà tích bằng bạc. Đến ngày hội, bạn dễ dàng nhận ra các cô gái Mường Bi, Mường Vang trong màu áo Pắn trắng, xanh lơ; các cô gái Mường Thàng với màu áo xanh cô-ban; còn các cô gái Mường Động thì áo màu hồng. Những màu sắc ấy hoà vào nhau càng làm cho các cô thêm phần duyên dáng.