(HBĐT) - Để phong trào thực sự đi vào hoạt động có chiều sâu, rộng khắp và đạt kết quả cao, Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Đà Bắc đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, tập thể và cộng đồng dân cư, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt mọi khó khăn từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu KT-XH, AN-QP của toàn huyện.
Trong thực hiện các quy ước về xây dựng đời sống văn hóa, tính tiền phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên được phát huy, từ đó lôi cuốn và tạo được sự đồng thuận của nhân dân, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đặc biệt, việc học tập và làm theo trấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đới sống văn hóa” triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, làm cho đời sống xã hội nông thôn thêm khởi sắc. Hiệu quả từ phong trào đã thực sự trở thành nguồn động lực tinh thần to lớn, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Nhiều xã, thị trấn, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung tiêu chí xây dựng, bình xét và công nhận KDC, gia đình, cơ quan văn hóa. Công tác bình xét các danh hiệu trên được thực hiện dân chủ, công khai, khắc phục dần tình trạng chạy theo số lượng. Qua đánh giá bình xét 5 năm giai đoạn 2007-2011, toàn huyện có 8.005 hộ gia đình văn hóa, đạt 66%; 90 làng, bản được công nhận làng văn hóa, đạt 55,5%; 66 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 68,7%; 63 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 96,9%.
Đặc biệt, từ phong trào đã xây dựng được nhiều gương điển hình, trở thành nét đẹp văn hoá và được triển khai rộng khắp ở tất cả các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, LLVT, thôn xóm, khu phố trên địa bàn huyện, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá do ngành văn hoá phối hợp với MTTQ phát động, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội Phụ nữ, phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục; phong trào “Thanh niên xung kích tình nguyện xây dựng và BVTQ”, “5 xung kích phát triển KT-XH và BVTQ” của Đoàn thanh niên; phong trào xây dựng “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” của MTTQ; phong trào “Thi đua xây dựng NTM”, “nông dân tham gia bảo vệ QP-AN” của Hội nông dân...
Những kết quả đạt được từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Đà Bắc không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng, mà còn tạo sự gắn kết các gia đình, dòng tộc, tôn giáo trong cộng đồng tạo động lực cho nhân dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Hoà Bình là cái nôi của người Mường (người Việt cổ), bản sắc văn hoá được thể hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Hoa, còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc. Vùng hồ Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tối 24/11,Trung tâm hoạt Thanh thiếu niên tỉnh phối hợp với Thành Đoàn Hòa Bình, Trung tâm huấn luyện Cán bộ và dạy nghề thanh niên thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình giao lưu nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội.
(HBĐT) - Từ ngày 23 – 29/11, tại huyện Tân Lạc, Sở TT & TT tổ chức chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin truyền thông cơ sở. Tham dự khóa tập huấn có 55 học viên làm công tác thông tin và truyền thông các huyện, xã, cán bộ vận hành đài, trạm, phát thanh thôn, xóm của 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thủy.
(HBĐT) - Đến xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi quang cảnh khang trang, sạch đẹp từ con đường đến những ngôi nhà cao tầng. Đặc biệt là cổng làng được xây dựng khá giản dị nhưng đẹp mắt với dòng chữ ở phía trước là “Làng văn hóa xóm Đằm”, phía sau là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
(HBĐT) - Mo Mường là giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của người Mường Hòa Bình. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản mo Mường.