Biểu diễn nhã nhạc Huế. (Nguồn: tuoitre.vn)

Biểu diễn nhã nhạc Huế. (Nguồn: tuoitre.vn)

Sau khi Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, một số bài bản nhạc cung đình đang lưu lạc, tản mác ngoài dân gian đã được Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế sưu tầm và khôi phục để trở lại phục vụ công chúng và khách du lịch.

 

Ông Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế cho biết đầu tháng 12/2012, sau hơn 6 tháng điền dã, nhóm nghiên cứu của Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã hoàn thành giai đoạn I hồ sơ khoa học "Nghiên cứu bài bản Nhã nhạc Cung Ai." Đây là một bài bản Nhã nhạc thường được triều đình nhà Nguyễn sử dụng trong các dịp tế lễ và đám tang của hoàng gia.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiến hành sưu tầm giai đoạn II của bản nhạc, đồng thời tập trung phân tích để hiểu một cách chính xác bài bản Cung Ai thuộc Đại nhạc hay Tiểu nhạc trong hệ thống Nhã nhạc Huế.

Sau đó, dự tính vào tháng 6/2013, bài bản này sẽ được đưa vào biểu diễn tại Duyệt Thị Đường thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

Trước đó, vở "Thái Bình cổ nhạc," được xem là viên ngọc quý trong nhã nhạc cung đình Huế cũng đã được sưu tầm, dàn dựng để phục vụ công chúng và khách du lịch. Thái Bình cổ nhạc là một tác phẩm nhạc lễ, do nhiều phần ghép lại với nhau, bao gồm: Tam luân cửu chuyển, giá một, giá hai, giá bảy, giá ký, quân đại, quân tiểu và mở cờ.

Nhạc cụ được sử dụng trong "Thái Bình cổ nhạc" chủ yếu trống và kèn, là hai loại nhạc cụ chủ yếu của dàn Đại nhạc triều Nguyễn. Mỗi phần là một nội dung hoàn chỉnh và độc lập nên có thể tách rời ra làm thành nhiều bài bản nhỏ riêng biệt. Đây là một tác phẩm nhã nhạc được các nghệ nhân cung đình sáng tác để phục vụ cho các tế lễ của triều đình. Sau đó, một số bài bản nhã nhạc đã bị thất truyền và tản mác trong dân gian cùng với sự cáo chung của nhà Nguyễn.

Nhiều năm qua, Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên 40 bài nhạc lễ. Nhà hát đã xây dựng nhiều tiết mục múa cung đình đặc sắc như: "Lục cúng hoa đăng," "Nữ tướng xuất quân," "Lân mẫu xuất lân nhi"...; các trích đoạn tuồng cung đình tiêu biểu trong vở "Sơn hậu," "Tam nữ đồ vương," "Quần phương tập khánh."

Nhiều tiết mục của nhà hát tham gia biểu diễn phục vụ công chúng và khách du lịch tài các kỳ festival và liên hoan nghệ thuật trong nước và quốc tế.../.

                                                                                Theo TTXVN
 
 

Các tin khác

Vấn đề bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa nhà sàn dân tộc Mường trong cuộc sống đương đại là việc làm vô cùng cần thiết.
Không có hình ảnh
Trẻ em vùng dự án bình chọn các bộ phim xuất sắc

Đảo Dừa trên vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Đã hẹn trước nên chúng tôi được chủ đảo Dừa cho thuyền đón ở bến Thung Nai. Trước khi đến đảo, người lái thuyền đưa chúng tôi thăm một số điểm du lịch nổi tiếng ở vùng hồ như điểm du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ, động thác Bờ...

Ra mắt mô hình chi hội phụ nữ “Sử dụng hiệu quả Báo Phụ nữ Việt Nam, Chuyên đề Dân tộc và Miền núi”

(HBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ ra mắt mô hình: “Sử dụng hiệu quả Báo Phụ nữ Việt Nam, Chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của chi hội phụ nữ xóm Muôn, xã Kim Sơn.

Dân ca Mường vang vọng đất Mường Vang

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên, mà từ xa xưa, người dân Hoà Bình đã lưu truyền về 4 Mường danh tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng những giai thoại, hình ảnh, nét bản sắc văn hoá đậm nét của mỗi Mường. Trong đó, cụm từ Mường Vang gần như đại diện cho đời sống KT - VH của huyện Lạc Sơn rộng lớn. Là một trong những trung tâm của nền văn hoá Hoà Bình, nên Lạc Sơn cũng hội tụ và lưu giữ được những kho giá trị văn hoá phi vật thể như dân ca Mường (hát Đúm, Rằng Thường, Bộ Meẹng) dân vũ, nhạc cụ cồng chiêng... Trong đó, dân ca Mường đã trở thành một “đặc sản” trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Mường Vang.

Đã có trên 1, 3 triệu lượt khách du lịch đến Hòa Bình

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Hoà Bình là cái nôi của người Mường (người Việt cổ), bản sắc văn hoá được thể hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Hoa, còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc. Vùng hồ Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia.

Biểu dương 86 gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc giai đoạn 2007- 2012

(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Giao lưu nghiệp vụ Cán bộ Đoàn, Đội TP Hòa Bình và TP Hải Phòng

(HBĐT) - Tối 24/11,Trung tâm hoạt Thanh thiếu niên tỉnh phối hợp với Thành Đoàn Hòa Bình, Trung tâm huấn luyện Cán bộ và dạy nghề thanh niên thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình giao lưu nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục