Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
(Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).

Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. (Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).

(HBĐT) - Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu cho biết: Huyện đã cụ thể hóa NQ T.Ư 5 (khóa VIII) và các chương trình hành động của tỉnh vào điều kiện cụ thể địa phương và đã thu được những kết quả nổi bật. Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa phải kể đến phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được các cấp, ngành và quần chúng nhân dân các dân tộc trong huyện hưởng ứng, tham gia xây dựng.

 

Đến năm 2012 có 7.200/11.794 gia đình văn hoá, 421 lượt làng bản, khu phố văn hóa, 619 lượt cơ quan, 571 lượt trường học đạt chuẩn văn hoá. Song song với đó, sự nghiệp sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng được khẳng định vai trò trong đời sống xã hội. Đội ngũ sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu tâm huyết với nghề, tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, văn hóa, thiên nhiên Mai Châu qua các tác phẩm của mình đến với công chúng, bạn bè trong nước và quốc tế. Đến nay, hoạt động văn học, nghệ thuật của huyện đã có sự phát triển đa dạng. Các tác giả, nghệ nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực này đều là tác giả nghiệp dư với các tác phẩm chủ yếu trên lĩnh vực thơ ca, hò, vè, các điệu hát, hát đối, các bài hát ca ngợi lịch sử, truyền thống, văn hóa các dân tộc, con người và thiên nhiên. Các điệu múa dân gian, múa xòe Thái, múa Mường, múa Mông, múa Dao, các hoạt động sân khấu hóa và dịch một số tác phẩm văn hóa cổ như tác phẩm "Ẳm ệt luông", dịch chữ cổ người Thái, Mông, Dao được quảng bá rộng rãi. Công tác bảo tồn các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể cũng được huyện tập trung quan tâm. Hiện trên địa bàn huyện có 5 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được Bộ VH-TT&DL công nhận là hang Khoài- xã Xăm Khoè; hang Mỏ Luông, hang Chiều- thị trấn Mai Châu; hang Láng, hang Piềng Kẻm- xã Chiềng Châu và nhiều di sản văn hoá vật thể được lưu giữ như: cây thị xóm Mỏ, đền thờ tướng sứ (xã Chiềng Châu), các cây cổ thụ cổng làng, khu mộ cổ (xóm Vặn, xã Piềng Vế và xóm Lầu, xã Mai Hạ). Các hiện vật, cổ vật, các cuốn sách cổ về văn học nghệ thuật, lịch sử xã hội Thái Mai Châu và các lễ hội, trang phục, ẩm thực của các dân tộc, chế tác nhạc cụ truyền thống. Đến nay, hơn 85% số hộ người Thái, Mường ở Mai Châu còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá- thể thao truyền thống được tổ chức hàng năm. Việc sưu tầm nét đẹp về phong tục, tập quán, xây dựng sách văn hoá, khu trưng bày các hiện vật, cổ vật dân tộc Thái, lời nói, những áng mo do truyền lại và những sáng tác mới luôn được trân trọng bảo tồn. Lễ hội “Xên bản, xên Mường” được khôi phục, hoàn thiện và được tổ chức hàng năm là điểm nhấn văn hóa tiêu biểu của huyện. Đặc biệt, công tác xây dựng và bảo tồn, giữ gìn các làng bản du lịch được huyện quan tâm đầu tư với các nội dung phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hoá truyền thống, ẩm thực, phong cảnh. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến  bản Lác (Chiềng Châu), bản Pom Coọng, bản Văn (thị trấn Mai Châu), du lịch văn hoá, sinh thái bản Bước (xã Xăm Khoè), Hang Kia, Pà Cò, Nà Phòn, Noong Luông, Phúc Sạn, Piềng Vế, Nà Mèo, Tân Mai. Huyện Mai Châu đang đang tạo được sự phát triển bền vững trong phát triển KT-XH từ việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) “về xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

 

                                                                        Hương Lan

 

Các tin khác

Bìa cuốn sách
Đông đảo nhân dân, du khách trẩy hội cầu ngư.
Không có hình ảnh
Một nghệ nhân dân tộc Thái (Mai Châu) đang biểu diễn khèn bè.

Lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/3, Sở VH, TT&DL phối hợp với khu du lịch sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh (Vịt Cổ Xanh Resort) xã Cư Yên – Lương Sơn, khoa tiếng Pháp (trường ĐH Hà Nội), Cơ quan Hợp tác và Giáo dục (Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp) tổ chức lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tham dự lễ hội có 32 đoàn khách, trong đó có 25 khách quốc tế đến từ Đại sứ quán Maroc, Nam Phi, Pháp và Palestine, các tổ chức Pháp ngữ AUS, OIS và 150 sinh viên khoa tiếng Pháp (Trường ĐH Hà Nội).

Thaihabooks và ngày hội đọc sách miễn phí

(HBDT)- Từ ngày 4 - 7/4, tại Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hà Nội sẽ diễn ra chương trình “Ngày hội đọc sách miễn phí-Chào mừng tết sách lần thứ VI”.

Du lịch Cao Phong - Hứa hẹn khởi sắc

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng giàu bản sắc văn hóa, nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều danh thắng chứa đựng những huyền tích, huyền thoại đã đi vào lịch sử, vào những trang thơ, áng văn truyền đời, nơi cộng đồng làng Mường còn lưu giữ những giá trị truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt đang hứa hẹn là điểm đến thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.

Mường Chiềng: Xây dựng nếp sống văn hoá từ mỗi hộ gia đình

(HBĐT) - Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã Mường Chiềng (Đà Bắc) luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc gắn với xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.

Kỳ Sơn phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

(HBĐT) - Những làn điệu hát rằng thường, bộ mẹng, hát đối, hát ru... Các nhạc cụ cồng, chiêng, sáo, nhị; các trò chơi dân gian như ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, đi cà kheo vẫn được người dân bảo tồn, trình diễn trong các ngày lễ hội. Đặc biệt, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” đã tạo bước chuyển biến tích cực, là tiền đề cho các hoạt động văn hóa trên địa bàn phát triển theo hướng tích cực và vững chắc... Đó là những kết quả nổi bật trong 15 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Hùng vĩ Thác Bờ!

(HBĐT) - Với phong cảnh sơn thủy hữu tình và được ví như một Hạ Long trên cao. Đến với Thác Bờ, Đền Bờ du khách sẽ như được hòa mình vào thiên nhiên, lạc vào miền văn hóa bản địa độc đáo với tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ lên đồng đầy huyền bí…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục