Bồ đựng quần áo.

Bồ đựng quần áo.

(HBĐT) - Chuyến đi Mai Châu của chúng tôi vừa qua là một dịp bước vào thế giới đồ đan xưa đang dần mai một, và có lẽ không lâu nữa sẽ hoàn toàn biến mất…

 

1. Tộc người nói tiếng Thái, bao gồm cả người Thái Tày, người Thái Lự, người Lào và người Thái ở đất Thái Lan cư trú trên một địa bàn rộng lớn từ miền Nam Trung Quốc, Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam, qua Lào, Myanmar và Thái Lan. Dù mỗi nhóm đã nằm trên những quốc gia khác nhau vẫn có những đặc điểm chung trong quá trình canh tác với lịch sử lâu đời.

Đồ đan mây tre, đồ gỗ và đồ thêu dệt còn có nhiều gốc gác chung, kiểu cách tương tự và thẩm mỹ tương đối gần gũi. Những đồ đan mây tre dùng trong đánh bắt và sinh hoạt hàng ngày của người Thái Tây Bắc có thể đặt cạnh đồ đan xa xưa của người Thái ở bất cứ đâu. Chúng thể hiện sự am hiểu rừng, cây cối, bàn tay khéo léo luôn có xu hướng nâng đồ đan lên trên mức sử dụng thông thường.

2. Chuyến đi Mai Châu của chúng tôi vừa qua là một dịp bước vào thế giới đồ đan xưa đang dần mai một, và có lẽ không lâu nữa sẽ hoàn toàn biến mất, và bị thay thế bởi đồ nhựa đồ kim loại công nghiệp. Hiện ở những chợ phiên Mai Châu vẫn còn những ông già đem vài món đồ đan đi bán, nhưng chúng không còn đủ chủng loại như trước và kỹ thuật đan cũng đơn giản dần.

Anh Kiên, một thanh niên lên lập nghiệp và lấy vợ ở Mai Châu là người yêu thích những đồ dùng người Thái. Trong sáu năm ở đây đã mất công sưu tập đồ người Thái và có ý muốn lập một trung tâm trưng bầy văn hóa vật thể của người Thái. Trong sưu tập của anh có các loại tiền từ thời Pháp thuộc, những đồ gốm thời Lý Trần đào được trong vùng Tây Bắc, mà những sắc tộc ở đây mua từ miền xuôi, nhưng chum chóe giới lang đạo quyền quý Mường Thái dùng làm vò rượu cần, những đồ đồng lớn như xanh, nồi, đồ nấu rượu, những đồ gỗ gia dụng lớn, những đèn dầu kim loại các kiểu và đồ sắn bắn - thắt lưng, bao đạn, súng.

Đồ đan mây tre chiếm một phần lớn trong sưu tập của Kiên. Chúng rất nhiều loại, như các bồ lớn đựng chăn màn, quần áo, đồ đánh bắt cá, hom giỏ, đồ đựng thông thường - đựng hoa quả, trầu, xôi, đồ đựng sính lễ…

Người Thái ở gần người Mường cũng là tộc người cổ xưa gần gũi với người Kinh, có nghề đan mây tre rất điêu luyện và phong phú. Nên có thể thấy những ảnh hưởng qua lại giữa đồ đan Thái và đồ đan Mường.

Trong công việc xây dựng, việc đan lát chiếm một phần đáng kể, đó là các liếp che, chái nhà. Đan liếp đòi hỏi nhiều sức khỏe và công phu, tuy không tỷ mẩn như đan đồ dùng. Đồ dùng trong bếp núc như rế, làn, rổ đựng rau đan thưa, không quá công phu. Đồ dùng trong đánh bắt cá và thú được làm rất cầu kỳ tùy theo chức năng sử dụng.

Ở Chiang Rai (Thái Lan), những đồ đánh bắt cá dài tới ba bốn thước, nhất là các đồ đựng cá tôm, cao tới một thước và dài tới bốn thước được đan dưới dạng hình con vịt hay con chim. Những đồ đánh bắt cá người Thái Mai Châu hiện có kích thước nhỏ, giống như đồ của người Mường và người Việt, đặc biệt là các hom giỏ, đơm đó. Trong đó lại có những bẫy gà đặt cạnh đồ đan nhốt gà mồi chỉ thò đầu ra, và giỏ vuông được đan kín như cái hộp đựng chim.

Các giỏ đưa sính lễ trong đám cưới để đựng trầu cau, lễ vật thường được đan một đôi và gánh tới nhà ăn hỏi, mâm cúng đan kết vành cầu kỳ, các loại đựng xôi, thực phẩm đan thành những chiếc đĩa có vành cao dưới có chân bằng gỗ. Các hộp đựng đồ thêu hay kỷ vật được đan có hoa văn và có nắp đậy lồng vào với thân.

3. Tùy theo chức năng và tập tục lâu đời, đồ đan Thái Mai Châu cho thấy cuộc sống phong phú với nhiều loại đồ dùng trong các sinh hoạt khác nhau. Có loại được đan đại trà bán rong ở chợ, có loại người ta chỉ đan cho gia đình và cá nhân dùng riêng biệt, có loại được đan để dâng cúng thần linh.

Kỹ thuật đan Thái Mường hết sức đa dạng, có loại đan đơn giản ngang dọc ken trên dưới, có đan ô vuông, có loại đan bắt chéo như tết bím tóc, đan hình quả trám, đan lồng ngang dọc, đan thưa phối hợp đan dày, đan nan trắng và nan màu để tạo hoa văn…

Cả một nghề thủ công như vậy đang có nguy cơ biến mất trước thời đại công nghiệp và làn sóng hiện đại hóa. Hiện trong các làng chỉ còn vài người già ngoài 80 tuổi là biết đan và họ cũng đã chân yếu tay mềm trước những đồ đan đòi hỏi nhiều kỹ xảo.

 

                                                             

 

                                                                      HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
(Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).
Bìa cuốn sách
Đông đảo nhân dân, du khách trẩy hội cầu ngư.

Trên 96 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều loại hình thiết chế văn hóa ở cơ sở đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.

Cây khèn bè độc đáo của người Thái (Mai Châu)

(HBĐT) - Là một trong 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón xuân… của đồng bào dân tộc Thái.

Lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/3, Sở VH, TT&DL phối hợp với khu du lịch sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh (Vịt Cổ Xanh Resort) xã Cư Yên – Lương Sơn, khoa tiếng Pháp (trường ĐH Hà Nội), Cơ quan Hợp tác và Giáo dục (Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp) tổ chức lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tham dự lễ hội có 32 đoàn khách, trong đó có 25 khách quốc tế đến từ Đại sứ quán Maroc, Nam Phi, Pháp và Palestine, các tổ chức Pháp ngữ AUS, OIS và 150 sinh viên khoa tiếng Pháp (Trường ĐH Hà Nội).

Thaihabooks và ngày hội đọc sách miễn phí

(HBDT)- Từ ngày 4 - 7/4, tại Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hà Nội sẽ diễn ra chương trình “Ngày hội đọc sách miễn phí-Chào mừng tết sách lần thứ VI”.

Du lịch Cao Phong - Hứa hẹn khởi sắc

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng giàu bản sắc văn hóa, nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều danh thắng chứa đựng những huyền tích, huyền thoại đã đi vào lịch sử, vào những trang thơ, áng văn truyền đời, nơi cộng đồng làng Mường còn lưu giữ những giá trị truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt đang hứa hẹn là điểm đến thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.

Mường Chiềng: Xây dựng nếp sống văn hoá từ mỗi hộ gia đình

(HBĐT) - Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã Mường Chiềng (Đà Bắc) luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc gắn với xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục