Đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hoà Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh trao giải cho các tác giả đạt giải nhì giải báo chí tỉnh năm 2012.
(HBĐT) - Đó là nhận xét chung của Ban giám khảo về các tác phẩm dự thi giải báo chí năm 2012 của Hội Nhà báo Hòa Bình. Thông thường, khi làm báo cáo tổng kết một công việc, người ta thường báo cáo thành tích, khen ngợi, biểu dương nêu ưu điểm trước. Ở đây xin làm trái lẽ thường một chút. Nhìn chung, các tác phẩm vẫn được viết theo tư duy một chiều sáo mòn, ít tính phát hiện, ít tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện.
Khi đã thiếu sự đầu tư trăn trở, tác phẩm chất lượng yếu là điều tất nhiên. Có những tác phẩm dùng quá nhiều hư từ chung chung kiểu như : "vượt qua bao khó khăn, có lúc tưởng như thất bại nhưng bằng ý chí, nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, không ngại gian khổ, đã lao động miệt mài, vượt lên khó khăn…” Trong khi đó không có số liệu, sự kiện nào để chứng minh cho các đức tính ấy của nhân vật trong tác phẩm. Điều đó làm cho tác phẩm kém sinh động kém sức thuyết phục và thậm chí làm người đọc nghi ngờ về tính chân thật của tác phẩm. Có cả những tác phẩm hao hao giống những tác phẩm đã đăng báo, dự thi của những năm trước, thậm chí tệ hại hơn nó như người anh em sinh đôi của một vài tác phẩm ký tên tác giả khác đã đăng trên trang điện tử của các báo ngành hay địa phương khác từ thời gian trước. Với những tác phẩm như vậy, Ban giám khảo kiên quyết loại bỏ ngay từ vòng sơ khảo.
Tuy nhiên, loại bỏ những hạt sạn đi có khá nhiều tác phẩm lấp lánh sáng. Các tác giả đã vượt qua đường sá xa xôi nhiều khi đi bằng xe máy để đến những xóm, bản vùng cao, sâu của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, cách xa trung tâm huyện 60,70 km đường đất, đá. Qua tác phẩm có thể thấy rõ cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn của đồng bào vùng sâu vùng xa, nhiều nơi vẫn còn áo vá, cơm độn. Những tác giả có lăn lộn thực tế, tìm tòi, sáng tạo sẽ có những tác phẩm hay, bởi cái mới, tính phát hiện là điều làm nên sự hấp dẫn trong tác phẩm báo chí. Một số tác phẩm tiêu biểu, tác giả đã phát hiện được những tấm gương sáng trong đời thường mang đậm bản sắc dân tộc, thuyết phục người đọc người nghe, người xem. Đó là gương trung tá công an Sùng A Chếnh trong tác phẩm “Hành trình của niềm tin” của tác giả Đức Phượng – Báo Hòa Bình, đó là ông Bùi Thanh Bình trong phóng sự “Người giữ gìn báu vật đất Mường” của nhóm tác giả Hải Yến, Sơn Tùng, Anh Đức - Đài PT-TH tỉnh, ông Hoan trong phóng sự "Người nông dân cải tiến máy cày” của nhóm tác giả Hoàng Hòa, Xuân Nam - Đài PT-TH tỉnh…Những tấm gương ấy, những việc làm tốt ấy rất đáng trân trọng, khuyến khích, biểu dương và cả khen thưởng ở mức xứng đáng. Công luận cảm ơn những tác giả đã có công tìm tòi, phát hiện và phản ánh về các nhân vật có thật với những việc làm có ý nghĩa cho cuộc đời cho nhiều người xung quanh ấy. Chính họ bằng những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực đã từng ngày làm cho cuộc đời đẹp thêm . Trách nhiệm của những người cầm bút ở các cơ quan báo chí khi chưa tìm ra, chưa nêu gương được những người tốt, việc làm tốt ấy thì sẽ còn luôn áy náy thấy mình còn mang nợ với người đọc, người nghe đài, xem truyền hình. Mong rằng những người cầm bút "có tâm, có tầm, có tài" sẽ góp thêm nhiều tác phẩm hay cho công chúng và cho giải báo chí năm 2013 của Hội Nhà báo Hòa Bình, để chúng ta có thể tự hào về một mùa giải có nhiều tác phẩm mới và hay.
Ba Đức
(HBĐT) - Tối 21/6, tại trường VH-NT Tây Bắc, Đài PT-TH tỉnh tổ chức đêm chung kết Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Hòa Bình - Giải “Sao Mai năm 2013”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, nhà tài trợ giải và đông đảo khán giả tới cổ vũ cho các thí sinh.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (23/6/1993 – 23/6/2013). Tới dự có các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên đã và đang công tác tại Hội.
(HBĐT) - Để đảm bảo thâm canh lúa nước ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào Mông đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống của mình. Cùng với thời gian, ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Mông vùng cao cũng có nhiều thay đổi, tuy rằng các sản vật trong đời sống hàng ngày đều lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động làm ra nhưng cách thức chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 20 – 21/6, huyện Tân Lạc tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng và thi kịch thông tin năm 2013. Dự hội diễn có 22 đơn vị đến từ 17 xã, thị trấn và 5 cơ quan, ban, ngành huyện, tổng số diễn viên đến với hội diễn là trên 300 người.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể luôn được huyện Kim Bôi quan tâm, thực hiện, góp phần thực hiện thành công nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” ở địa phương.
(HBĐT) - Đối với các em nhỏ, nghỉ hè là nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học vất vả, thời gian này, các em sẽ được tham gia các trò chơi, lớp học năng khiếu TDTT, hát múa, bơi lội…