(HBĐT) - Ở tuổi 80, may còn minh mẫn, mắt còn sáng, tôi vẫn kiên trì, bền bì cầm bút, viết bài cho báo Đảng địa phương. Tôi thầm nghĩ, sau gần 40 năm dạy học, nay về nghỉ hưu có chút vốn liếng kiến thức, có ít kinh nghiệm thực tiễn nên tôi lại say sưa cầm bút viết, đóng góp tiếng nói của mình trong sự nghiệp lớn lao của tỉnh.
Thời Hòa Bình chưa nhập với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, tôi đã tham gia viết các mẩu tin ngắn phản ánh hoạt động của ngành giáo dục nhằm nêu lên những hoạt động dạy và học trong phong trào thi đua “Hai tốt”, điển hình Ngổ Luông, Thu Phong, Vĩnh Tiến… Một thời chiến tranh, trẻ em “đội mũ rơm đi học đường dài”, trường, lớp sơ tán. Thầy, cô vừa dạy học, vừa làm người chỉ huy, hướng dẫn học sinh xuống hầm hào khi có máy bay địch đến. Những mẩu tin ngắn được báo đăng lúc đó, bản thân thấy vui dù rằng chưa có báo biếu, chưa có nhuận bút. Nhớ một hôm họp ở một địa điểm sơ tán ở xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (TPHB), đồng chí Trưởng Ty vỗ vai tôi (anh giáo trẻ mới ngoài 30 tuổi), động viên: “Cậu đưa tin lên báo thế là tốt, cố viết tin cung cấp cho báo Đảng, làm được như thế là cậu tuyên truyền cho ngành đấy”.
Sau tái lập tỉnh, tôi đã lớn tuổi, ngoài 50, gặp lại các anh: Bùi ỉnh, Tiến Thịnh, Lê Thưởng trên đồi 79 (khu chuyên gia cũ). Là những người quen lâu ngày gặp lại, các anh động viên tôi cầm bút viết tin, bài cho báo. Được lời, tôi lại vui vẻ, miệt mài viết, từ đó trở thành TTV thâm niên cho đến ngày nay. Bây giờ nghỉ hưu, còn sức khoẻ, có thời gian tôi lại vẫn cầm bút viết bài với nhiều thể loại: chính luận, truyện ngắn, tản văn, chuyện đời thường… nhưng chuyện đời thường đã gắn bó với tôi và được bạn bè đón nhận.
Viết báo bây giờ đã khác, chế độ báo biếu, nhuận bút đầy đủ nhưng cái lơn hơn là bài được đăng, thỉnh thoảng được gặp các đồng chí lãnh đạo Ban Biên tập động viên: “ông có bài gửi đều để đăng là chúng tôi biết ông còn khỏe, thế là chúng tôi mừng. Mừng cho ông và mừng cho chúng tôi có một TTV thâm niên vẫn miệt mài với báo Đảng địa phương”. Lời các đồng chí chân tình, chan chứa nghĩa tình đã kịp thời động viên TTV chúng tôi tiếp tục say sưa cầm bút đến lúc nào sức khỏe không cho phép nữa mới cam chịu.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Sau khi bị buộc thôi việc, vợ chồng Thạch Sanh “Khăn gói quả mướp” bồng bế con cái về vùng rừng xanh, núi đỏ để kiếm kế sinh nhai. Trở về nghề cũ với cung, rìu, dao quắm quần quật suốt ngày mà cũng không đủ ăn. Mệt mỏi lắm nhưng ngày nào cũng vậy mới tờ mờ sáng Thạch Sanh đã phải vào rừng.
(HBĐT) - Tôi ngồi viết những dòng này vào thời khắc vừa khép lại phần khai mạc và đi thực tế, điền dã thuộc “Trại sáng tác thơ văn năm 2013” của Hội văn học nghệ thuật tỉnh, diễn ra 2 ngày tại huyện Lạc Thủy - vùng hạ du sông Bôi.
(HBĐT) - Tối 21/6, tại trường VH-NT Tây Bắc, Đài PT-TH tỉnh tổ chức đêm chung kết Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Hòa Bình - Giải “Sao Mai năm 2013”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, nhà tài trợ giải và đông đảo khán giả tới cổ vũ cho các thí sinh.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (23/6/1993 – 23/6/2013). Tới dự có các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên đã và đang công tác tại Hội.
(HBĐT) - Để đảm bảo thâm canh lúa nước ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào Mông đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống của mình. Cùng với thời gian, ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Mông vùng cao cũng có nhiều thay đổi, tuy rằng các sản vật trong đời sống hàng ngày đều lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động làm ra nhưng cách thức chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 20 – 21/6, huyện Tân Lạc tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng và thi kịch thông tin năm 2013. Dự hội diễn có 22 đơn vị đến từ 17 xã, thị trấn và 5 cơ quan, ban, ngành huyện, tổng số diễn viên đến với hội diễn là trên 300 người.