Hồ Hòa Bình với phong cảnh thiên nhiên hữu tình là điểm đến của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan nghỉ dưỡng. Phong cảnh đẹp, đa dạng, thuận lợi và phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hệ thống đảo trên hồ có hệ động, thực vật phong phú, cùng với vị trí đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn khi được đầu tư đúng mức.
Với chiều dài 70 km, nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã ở 5 huyện, thành phố là: huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và TPHB. Được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình, trên hồ chỗ rộng nhất 1- 2 km, sâu từ 80 - 110 m. Hồ có dung tích trên 9 tỷ m3 nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với địa hình bị chia cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối... Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn du khách.
Điểm đặc biệt khi đến du lịch lòng hồ, trước tiên du khách được đến thăm Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Nhà máy được xây dựng từ năm 1979 - 1994 với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp đối với du khách. Sau khi thăm quan đập tràn và đập xả lũ, du khách sẽ được hướng dẫn đến làm lễ dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ cao 18 m bằng đá granit trắng trên đồi ông Tượng, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niện những công nhân vViệt nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện. Rời khu vực Nhà máy thuỷ điện, du khách tiếp tục được thăm quan, khám khá những kỳ quan thiên tươi đẹp mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ sông Đà. Nơi đây từ lâu đã được biết đến như một “Vịnh Hạ Long trên núi” với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều điểm thăm quan tâm linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng như Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên... Lễ hội Đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ.
Cách không xa là động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía bắc trong dẫy núi Chủa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Vào mùa nước cạn, du khách sẽ leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động nhưng mùa nước đầy, du khách có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, qua cầu phao được kết bằng thân cây bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng trong lòng động. Cửa động cao tới 25 m, rộng 20 m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp. Động được chia làm nhiều tầng - với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được chạm chổ tinh tế đầy kỳ lạ và bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại lung linh soi bóng nước... Đặc biệt, tạo hóa ban tặng nơi đây một dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường tuyệt mỹ.
Xung quanh lòng hồ chứa đựng hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mệnh mông, trong đó, nhiều đảo đã được đầu tư cải tạo thành các khu du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió... Trong đó, đảo Dừa - một điểm du lịch mới đang thu hút đông đảo du khách. Những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường phân bố theo các khu vực khác nhau được dùng làm chỗ nghỉ, chỗ ăn khi khách có nhu cầu. Xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn có những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ được dựng để dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình. Đặc biệt, du khách có thể tự do hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá... Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính gia đình chủ đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng...
Hồ Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với phong cảnh sơn thủy, hữu tình, có các điểm tâm linh, văn hóa mang tính lịch sử, nhiều thắng cảnh đẹp, dễ dàng kết nối với các điểm du lịch các tỉnh Tây Bắc theo tuyến sông Đà và QL 6. Ngoài điểm du lịch tâm linh đền và động Thác Bờ, hiện mô hình du lịch sinh thái đảo Dừa, du lịch Hòa Bình đang từng bước khai thác các thế mạnh trên vùng hồ, phấn đấu đưa khu du lịch hồ Hòa Bình phát triển xứng đáng với những tiềm năng vốn có, trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).
(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.
(HBĐT) - Ngày 17/11, xóm Nà Cụt, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Ủy viên TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và nhân dân trong xóm.
(HBĐT) - Sáng 17/8, tại Cung Văn hóa tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 tổ chức lễ khai mạc trại trưng bày và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc. Dự lễ khai mạc có đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Ngày hội; các thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật.
(HBĐT) - Ngày 17/11, hội thi thuyết minh viên du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 đã diễn ra tại Rạp chiếu phim tỉnh. Đến dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Bộ VH-TT&DL; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL.
(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức khai mạc triển lãm “Các dân tộc vùng Tây Bắc đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày bảo tàng Hoà Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; đại diện các Vụ thuộc Bộ VH, TT&DL và các tỉnh tham gia Ngày hội; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo du khách đã tham gia hoạt động này.